Tính quyền lực bắt buộc chung là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Trong đó, tính quyền lực bắt buộc chung là đặc trưng nổi bật nhất của pháp luật. Bài viết dưới đây của ACC về Tính quyền lực bắt buộc chung là gì? hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Tính quyền lực bắt buộc chung là gì?

I. Tính quyền lực bắt buộc chung là gì?

Tính quyền lực bắt buộc chung là một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật. ACC sẽ đề cập đến cả 3 đặc trưng của pháp luật như sau:

Thứ nhất: Tính quy phạm phổ biến

Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của nó và những quy phạm này có tính phổ biến.

Tuy nhiên, trong xã hội, không phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị – xã hội đều có các quy tắc xử sự chung. Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng với từng tổ chức. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị – xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt. Ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng bao gồm các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với các thành viên trong tổ chức nên chúng không mang tính quy phạm phổ biến như quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Pháp luật giao thông đường bộ có quy định: Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của đường một chiều. Quy định này cấm tất cả các chủ thể điều khiển các loại phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai: Tính quyền lực, bắt buộc chung

Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung. Nghĩa là, pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,… là nội dung bắt buộc chung khi tham gia giao thông. Trường hợp cá nhân vi phạm bị xử lí về hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị xem xét xử lí hình sự.

Thứ ba: Tính chặt chẽ về mặt hình thức

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn), không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên banh hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.

II. Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:

  • Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
  • Thể hiện ý chí của nhà nước;
  • Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;
  • Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
  • Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Tính quyền lực bắt buộc chung là gì? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Tính quyền lực bắt buộc chung là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.