Sau khi Pháp và Tây Ban Nha liên kết với nhau, vào đầu năm 1858, họ đã bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng. Vậy, vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên mà không phải những địa điểm khác? Cùng Hoc365 tìm hiểu nhé.
Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên?
Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công đầu tiên vì đây chính là vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Chiếm được Đà Nẵng, quân Pháp dễ dàng mở rộng địa bàn xâm lược. Từ đó thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh và hạn chế tối đa tổn thất nguồn nhân lực. Chi tiết cụ thể như sau:
- Đà Nẵng thuộc phần Trung bộ, nơi đây chính là điểm nối giữa hai miền Bắc và Nam.
- Các hướng đều có những tiềm năng nổi bật như: phía Tây đánh sang Lào, phía Đông là biển Đông, phía Nam là Gia Định – nơi có đất đai màu mỡ và là vụ lúa lớn nhất nước ta.
- Các cảng nước ở Đà Nẵng đều có chung đặc điểm là sâu và rộng, vì vậy tàu thuyền có thể đi lại một cách dễ dàng.
- Khoảng cách từ Đà Nẵng đến Huế chỉ kéo dài khoảng 100km. Do đó, nếu chiếm được Đà Nẵng, chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân là có thể thực hiện âm mưu tấn công Huế, buộc triều đình Nguyễn đầu hàng và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Đà Nẵng chính là một trong những địa điểm được thực dân Pháp xây dựng đạo Kitô trước đó. Vì vậy, họ tin sẽ được giáo dân ủng hộ.
Diễn biến cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng vào năm 1858
Vào ngày 01/09/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha bao gồm 16 tàu chiến đã nhanh chóng trang bị những vũ khí cần thiết để thực hiện tấn công Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu tiên xâm lược, chúng đã nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng thủ ở phía Đông khu vực sông Hàn.
Xem thêm : TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
Sang ngày 02/09/1858, địch đã tiến hành tấn công vào khu vực thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm vào khu vực phía Tây. Lực lượng quân đội nước ta lúc này vừa đánh vừa lùi, đồng thời củng cố tuyến phòng thủ ở phía Tây Nam của Hòa Vang.
Sau khi Lê Đình Lý bị trọng thương và hy sinh, Tự Đức đã điều Thống chế Chu Phúc Minh lên thay thế. Tiếp đó, Nguyễn Tri Phương được lệnh vào thay thế Chu Phúc Minh.
Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Tri Phương, tình hình chiến lược được phân tích một cách rõ ràng và cụ thể hơn. Ông đã xây dựng lối đánh bao vây chặn đánh phần mé biển, phục kích thay vì đánh trực diện. Điều này sẽ tránh được sức mạnh hỏa lực của kẻ thù.
Ngoài ra, Nguyễn Tri còn ngăn cấm không cho địch tiếp xúc với dân, thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống”. Trong tình thế cô lập triệt để, chúng không thể vừa chiến đấu vừa cướp phá. Từ đó dẫn đến tình trạng nguồn lương thực dần bị tiêu hao, thiếu thốn.
Đến khoảng đầu năm 1959, trong tình thế không thể mở rộng được địa bàn chiếm đóng, quân địch đã thất bại với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Chúng buộc phải rút quân khỏi Đà Nẵng.
Nguyên nhân vì sao Pháp thất bại ở Đà Nẵng 1858?
Việc Pháp thất bại ở Đà Nẵng bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
- Nguyễn Tri Phương với tài trí lãnh đạo xuất sắc, kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế. Ông đã cho người đắp lũy ngăn cho Pháp tấn công vào sâu trong khu vực đất liền.
- Với kế hoạch vườn không nhà trống của nhân dân ra, Pháp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lương thực. Đồng thời kế hoạch này còn khiến cho tinh thần kẻ thù rơi vào thế hoang mang, lo sợ.
- Quân và dân ta đồng tình chống lại kẻ thù xâm lược, ý chí và sự quyết tâm cao độ đã ngăn không cho thực dân Pháp xâm lược.
Hy vọng với những thông tin Hoc365 vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu xâm lược nước ta. Nếu yêu thích bài viết này, đừng quên tiếp thêm động lực cho Hoc365 bằng cách nhấn chọn 5 sao nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp