Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên (VTN) chia làm 3 giai đoạn:
Bạn đang xem: Bạn hiểu như thế nào về tuổi vị thành niên?
– Giai đoạn đầu: 10 – 13 tuổi
– Giai đoạn giữa: 14 – 16 tuổi
– Giai đoạn cuối VTN: 17 – 19 tuổi
Tuổi VTN là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước. Do sự phát triển của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ VTN diễn ra hàng loạt những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục giúp VTN nhận thức rõ về bản sắc giới của mình.
Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các em nam bắt đầu dậy thì muộn hơn các em nữ chừng 2 năm, trong khoảng từ 12-17 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn trưởng thành thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể nói chung chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản.
Nồng độ của các nội tiết tố sinh dục (ở nữ là Estrogen, ở nam là Testosteron) tăng dần lên từ tuổi dậy thì đến khi trưởng thành. Biểu hiện rõ rệt nhất ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt và ở các em nam là hiện tượng xuất tinh. Nồng độ nội tiết tố sinh dục tăng làm tăng nội tiết tố tăng trưởng, gây ra hàng loạt các thay đổi của các đặc tính sinh dục phụ, của hệ thống sinh dục và sự lớn lên của cơ thể.
Xem thêm : Mẹ sau sinh ăn mít được không? Ăn thế nào cho đúng cách, tránh gây hại cho mẹ và bé
Sự lớn lên và trưởng thành ở VTN xảy ra với tốc độ khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hoá. – xã hội.
Dậy thì ở nam
Dấu hiệu đầu tiên là tinh hoàn bắt đầu to lên, kéo theo sự phát triển về kích thước của dương vật và xuất hiện lông mu, ria mép.
Các tuyến bã hoạt động mạnh và mụn trứng cá xuất hiện.
Thân hình cao lên nhanh chóng, các xương dài phát triển, bàn chân, bàn tay to lên, dài ra, khuỷu tay và đầu gối to lên đáng kể. Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng. Tiếp đó là sự phát triển các cơ bắp ở ngực, vai, đùi. Các em bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới.
Giai đoạn dậy thì ở con trai được đánh dấu bằng hiện tượng xuất tinh trong giấc mơ (mộng tinh hoặc giấc mơ ướt).
Dậy thì ở nữ
Dấu hiệu đầu tiên phát triển núm vú cứng và quầng vú. Mọc lông ở mu và nách. Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển và to ra. Xương hông to ra.
Xem thêm : Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi đăng kiểm đối với ôtô đang vay thế chấp
Các em gái lớn nhanh trước khi có kinh nguyệt. Các em phát triển chiều cao rất nhanh và khi 17 – 18 tuổi có thể cao bằng người phụ nữ trưởng thành. Các em gái ít khi có khối cơ phát triển mạnh như các em trai.
Các tuyến bã hoạt động mạnh và mụn trứng cá xuất hiện.
Giai đoạn dậy thì ở con gái được đánh dấu bằng hiện tượng kinh nguyệt lần đầu. Chỉ có một số ít các em gái có kinh muộn (17 – 19 tuổi).
Về mặt tâm lý xã hội, tuổi VTN tuy không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn. Trước sự thay đổi nhanh chóng về cơ thể và sinh lý, trẻ VTN có thể cảm thấy bối rối, lo âu và có nhiều băn khoăn, thêm nữa ;lại tò mò, muốn khám phá bản thân, muốn khẳng định mình là người lớn.
Đây chính là lúc trẻ VTN rất cần gia đình và thầy cô quan tâm đặc biệt, chia sẻ kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, định hướng kỹ năng sống, giúp các con vững vàng bước sang tuổi trưởng thành
Nguồn: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuổi VTN của TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Thu Linh – Tổ Truyền thông
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp