Hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo thành bởi nhiều ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật đều có vị trí độc lập tương đối do được hình thành trên cơ sở nhóm đối tượng điều chỉnh riêng mà chúng điều chỉnh. Trong số đó, ngành LHP có một vị trí đặc biệt. Ngành LHP không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống.
Vị trí chủ đạo cũng là nội dung của mối quan hệ giữa ngành LHP với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, vị trí chủ đạo có nghĩa là ngành LHP thiết lập “con đường”, bảo đảm “hướng đi” cho sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nói cách khác, ngành LHP, bằng nội dung của các QPPL và các chế định của mình, vừa đóng vai trò tạo lập nền tảng, vừa dẫn dắt sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các ngành luật khác trong hệ thống. Vị trí chủ đạo của ngành LHP thể hiện qua ba khía cạnh:
Bạn đang xem: Vị trí của ngành luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật VN
Thứ nhất, các QPPL của ngành LHP làm nền tảng hình thành các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ những ngành luật lớn như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính, tới các ngành luật nhỏ hơn như Luật thương mại, Luật lao động v.v.. Dưới đây là ví dụ về một số quy định của ngành LHP, cụ thể là của Hiến pháp năm 2013, làm nền tảng hình thành các ngành luật khác:
Xem thêm : Tháng 6 cung gì? Giải mã vận mệnh của người sinh tháng 6
– Khoản 1 Điều 16 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; khoản 1 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và thân phẩm”; khoản 1 Điều 21 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”; Điều 42 quy định: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình” v.v.. Đây là những quy định góp phần xây dựng nền tảng hình thành ngành luật dân sự.
– Điều 16 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; Điều 19 quy định: “Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ”; khoản 1 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”; Điều 48 quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”; Điều 44 quy định: “Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” v… Đây là những quy định góp phần xây dựng nền tảng hình thành ngành luật hình sự.
– Khoản 1 Điều 32 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; Điều 33 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; khoản 2 Điều 51 quy định: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”; khoản 3 Điều 51 quy định: “... Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” v.v.. Đây là những quy định nền tảng để hình thành ngành luật thương mại.
Đôi khi, sự ra đời hay thay đổi của một số quy định của ngành LHP cũng góp phần ra đời cả một ngành luật, ví dụ trường hợp của ngành luật thương mại. Trong giai đoạn 1980 – 1992, chúng ta chưa có ngành luật thương mại như hiện nay, bởi vì Hiến pháp năm 1980 khi đó quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế XHCN vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Hiến pháp năm 1992 ra đời đã quy định Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường,’ công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật,” theo đó ngành luật thương mại được hình thành như ngày nay.
Xem thêm : Những người không nên ăn chè đỗ đen
Thứ hai, do ngành LHP làm nền tảng hình thành các ngành luật khác nên nhiều ngành luật thể chế hoá các tư tưởng chứa đựng trong các QPPL của ngành LHP. Cũng chính vì điều này nên trong nhiều trường hợp, nếu các QPPL của các ngành luật đã lỗi thời và không còn phù hợp với tư tưởng của các QPPL tương ứng của ngành LHP thì các QPPL của các ngành luật cụ thể đó sẽ bị vô hiệu. Ví dụ minh hoạ rõ ràng nhất cho mối quan hệ này chính là giữa ngành LHP và các ngành luật thủ tục, ví dụ ngành luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự vv..
Thứ ba, mỗi khi nội dung các QPPL của ngành LHP thay đổi thì nội dung của các QPPL và các chế định của các ngành luật khác cũng phải thay đổi cho phù hợp. Có thể nói nội dung của các QPPL của ngành LHP tạo thành chính sách pháp luật cơ bản định hướng việc xây dựng các ngành luật cụ thể. Chính sách cơ bản đó thay đổi sẽ kéo theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với các QPPL và chế định tương ứng của các ngành luật cụ thể. Ví dụ, đối với ngành luật thương mại, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đến Hiến pháp năm 2013, quyền này được quy định như sau: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Như vậy, chính sách của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh đã được cởi mở hơn rất nhiều. Các quy định của ngành luật thương mại giờ đây sẽ phải thể chế hoá tinh thần này và có những quy định cởi mở hơn, khuyến khích kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Nhà nước giờ đây chỉ có quyền đặt ra những lĩnh vực bị cấm kinh doanh mà không có quyền hạn chế kinh doanh của người dân bên ngoài phạm vi các lĩnh vực cấm đó. Một ví dụ khác là quyền bào chữa. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Đến Hiến pháp năm 2013, quyền này đã được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 31 như sau: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy, quyền bào chữa của người dân đã được quy định rộng hơn rất nhiều so với trước đây, không những bị cáo mà bất cứ ai kể từ khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam cho đến suốt quá trình tố tụng đều có quyền được bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa. Ngành luật tố tụng hình sự, với Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 2015 đã phải thể chế hoá tư tưởng này.
Như vậy, có thể hình dung hệ thống pháp luật Việt Nam như một kim tự tháp lớn, trong đó có nhiều kim tự tháp nhỏ tương ứng với các ngành luật. Trong mỗi kim tự tháp nhỏ, các QPPL của ngành LHP được đặt ở vị trí đỉnh tháp, thiết lập các nguyên tắc cơ bản định hình cấu trúc của kim tự tháp đó.
Lí do ngành LHP có vị trí nền tảng và chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bởi vì đối tượng điều chỉnh của nó. Như đã đề cập, đối tượng điều chỉnh là nhân tố khách quan quyết định sự hình thành một ngành luật độc lập cũng như các đặc điểm riêng của ngành luật đó. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHP là các quan hệ cơ bản nhất và quan trọng nhất trong xã hội, là những quan hệ nền tảng mà chỉ khi nào xác định được hướng điều chỉnh chúng thì mới xác định được hướng điều chỉnh các quan hệ cụ thể. Qua việc điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành LHP hình thành nên những QPPL nền tảng, cơ bản mà các QPPL của các ngành luật khác phải căn cứ vào khi điều chỉnh các QHXH cụ thể của từng lĩnh vực.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp