Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu nằm ở đâu? Xem ngay!

Khi mang thai, các mẹ luôn tò mò và muốn biết quá trình phát triển của bé trong bụng. Vậy thai nhi sẽ phát triển như thế nào và vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu nằm ở đâu? Mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Để xác định vị trí thai nhi trong bụng mẹ bầu 3 tháng đầu, đầu tiên mẹ cần tìm hiểu toàn bộ quá trình thụ tinh và hình thành phôi. Quá trình thụ thai bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng ở ống dẫn trứng và kết hợp với noãn trứng tạo thành hợp tử. Sau khi được tạo thành, hợp tử bắt đầu phân bào tạo thành phôi thai.

Phôi thai bắt đầu di chuyển dần xuống tử cung và tìm vị trí làm tổ sau 3 đến 4 ngày thụ tinh. Trong thời gian di chuyển này, phôi thai sẽ tiếp tục phân bào 3 lần. Sau khi tìm được vị trí để làm tổ, phôi thai sẽ bám chân giả vào lớp niêm mạc tử cung và bắt đầu phân bào nhiều lần.

Thời gian cho quá trình làm tổ sẽ diễn ra khoảng 7 đến 10 ngày. Như vậy, quá trình thụ thai và làm tổ xảy ra từ 13 – 14 ngày (2 tuần) tại lớp niêm mạc tử cung. [1]The First Trimester: Your Baby’s Growth and Development in Early Pregnancy. Truy cập ngày 3/12/2022. https://www.webmd.com/baby/1to3-months

Sau giai đoạn này, phôi thai sẽ ngừng nhân đôi và phân chia, biệt hóa các tế bào thành từng bộ phận cơ thể hoàn chỉnh. Lúc này, bé đang trong giai đoạn không ngừng phát triển nên cơ thể của thai nhi sẽ thay đổi linh động. Đôi lúc, thai nhi quay đầu xuống dưới, có lúc đầu thai nhi sẽ quay lên trên.

Như vậy vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu là ở tử cung, nằm bên dưới rốn. Vậy vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu ở đâu thì được cho là không đúng? Trong trường hợp phôi thai không làm tổ tại tử cung mà làm tổ và bắt đầu phân chia tại ống dẫn trứng được cho là vị trí thai không đúng. Đây chính là trường hợp mang thai ngoài tử cung.

Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai không được buồng trứng bảo vệ nên dễ bị tác động, vỡ và khiến máu chảy, xuất huyết ổ bụng. Vì vậy, mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và có ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ nên mẹ cần đình chỉ thai sớm.

Đọc thêm: Chi tiết về các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41 – Dược sĩ tư vấn

vi tri thai nhi trong bung me 3 thang dau 1
Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu là ở tử cung

Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển và hình thành các bộ phận chính của cơ thể như não bộ, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn,… Tuy nhiên, các bộ phận này vẫn chưa hoàn thiện và cần thời gian để phát triển thêm.

Dưới đây là quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu:

  • Tuần 1: Do tuổi thai được tính theo ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt nên thời gian này thực chất chỉ là quá trình rụng trứng và thụ tinh vẫn chưa diễn ra.
  • Tuần 2: Quá trình thụ thai bắt đầu sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau tại ống dẫn trứng, sau đó tạo thành hợp tử.
  • Tuần 3: Phôi thai phân chia tạo thành phôi dâu và dần chuyển xuống tử cung, tìm vị trí bám vào lớp niêm mạc để làm tổ.
  • Tuần 4: Phôi thai phân chia nhanh chóng và bám chân giả vào thành tử cung, hình thành bánh nhau.
  • Tuần 5: HCG từ túi phôi được sản xuất ra nhằm ra tín hiệu ngừng giải phóng trứng. Thời điểm này, phôi thai sẽ có 3 lớp là ngoại bì, trung bì, nội bì.
  • Tuần 6: Ống thần kinh thai nhi ở lưng đóng lại, hình thành nên hệ thần kinh và não bộ. Tim và những cơ quan khác của thai nhi cũng bắt đầu hình thành.
  • Tuần 7: Chồi tay, chân của thai nhi bắt đầu xuất hiện, não và gương mặt cũng bắt đầu phát triển nhanh chóng.
  • Tuần 8: Thai nhi có ngón tay dần thành hình, tai và ngũ quan trên mặt dần rõ nét hơn.
  • Tuần 9: Cánh tay và khuỷu tay của thai nhi bắt đầu rõ ràng, các ngón chân có thể quan sát được. Mí mắt và cằm cũng hình thành nhưng chưa hoàn thiện.
  • Tuần 10: Các ngón tay và chân tách ra khỏi màng, đầu thai nhi tròn hơn và có thể quan sát được dây rốn.
  • Tuần 11: Mầm răng bắt đầu xuất hiện và hồng cầu được hình thành trong gan. Thời gian này cũng là lúc thai nhi hình thành bộ phận sinh dục nhưng rất khó quan sát.
  • Tuần 12: Hệ tiêu hóa của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, gương mặt lúc này có thể quan sát rõ ràng mắt mũi miệng qua hình ảnh siêu âm. Tuần thai này, thai nhi bắt đầu có những chuyển động đầu tiên nhưng còn rất nhẹ nhàng nên mẹ khó cảm nhận được.[2]Month by Month. Truy cập ngày 3/12/2022. https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month
qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-thai-nhi
Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Dấu hiệu thai phát triển trong 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nhất và xuất hiện các dấu hiệu ốm nghén. Thế nhưng, sự phát triển của thai nhi là điều mẹ luôn quan tâm nhất. Vậy dấu hiệu thai nhi phát triển bình thường và bất thường trong 3 tháng đầu như thế nào?

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu như thế nào?

Một trong những dấu hiệu khi mang thai 3 tháng đầu khỏe mạnh là ốm nghén. Do sự tăng lên đột ngột hormone HCG, cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, sẽ gây mệt mỏi, mất khẩu vị hoặc buồn nôn. Ốm nghén là hiện tượng bình thường, gặp trên 70% thai phụ. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào tam cá nguyệt thứ 2 nên các mẹ đừng quá lo lắng. [3]Fetal Development: Stages of Growth. Truy cập ngày 3/12/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth

Ngoài ra, một số dấu hiệu sau đây cho thấy mẹ đang có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Thường xuyên đau thắt lưng hoặc vùng bụng dưới.
  • Cân nặng thường tăng khoảng 0,3kg đến 0,5kg mỗi tuần.
  • Bụng bắt đầu lớn hơn từ tuần thứ 12.
  • Cảm giác ngực hơi căng, quầng vú bắt đầu sẫm màu.
  • Tâm trạng dễ thay đổi hoặc kích động.
  • Những cơn buồn ngủ xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn mang thai.
  • Khẩu vị thay đổi, ốm nghén xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu.
om-nghen-la-mot-dau-hieu-cho-thay-thai-nhi-dang-phat-trien-khoe-manh
Ốm nghén là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh

Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, một số dấu hiệu thay đổi bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mà bà bầu cần lưu ý:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Việc chảy máu âm đạo khi mang thai là dấu hiệu cần chú ý. Bởi đây có thể là triệu chứng của thai yếu, thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
  • Ngứa toàn thân kèm theo các triệu chứng vàng da, sốt: Ngứa có thể do rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, nếu ngứa kèm theo các dấu hiệu vàng da, sốt hoặc nước tiểu nhạt thì khả năng cao mẹ bầu đang bị tích acid mật trong gan. Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non.
  • Vùng kín ngứa ngáy: Trong thời gian đầu mang thai, dịch âm đạo sẽ tiết nhiều hơn bình thường để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Do đó, nếu mẹ bầu không vệ sinh cẩn thận sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây ngứa ngáy. Vì thế, mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong suốt thai kỳ để giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu: Dịch âm đạo thường trong suốt hoặc màu trắng ngà. Nếu bà bầu thấy dịch âm đạo có màu khá lạ và mùi hôi khó chịu thì khả năng cao bà bầu đang bị viêm nhiễm và cần đến bác sĩ nhanh chóng.

Khi gặp các triệu chứng trên, bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và can thiệp điều trị sớm nhất. Điều này có thể hạn chế nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

ngua-toan-than-la-dau-hieu-khi-mang-thai-3-thang-dau
Ngứa toàn thân là dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý các điều sau đây:

  • Chú ý ăn uống và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
  • Bà bầu cần tránh tuyệt đối rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Trong thời gian 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa ổn định nên mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi chính xác nhất.
  • Tăng cường bổ sung các chất như canxi, sắt, acid folic, DHA để thai nhi phát triển toàn diện nhất về thể chất và trí não.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, con đầy đủ dưỡng chất, bác sĩ khuyến nghị các mẹ nên sử dụng thêm viên uống bổ sung. Mẹ bầu có thể lựa chọn bộ 3 sản phẩm của Aplicaps – Vitamin và khoáng chất số 1 châu Âu: Aplicaps Menacal, Aplicaps Befoma và Aplicaps Hymega.

  • Aplicaps Menacal cung cấp canxi tự nhiên cùng với vitamin D3 và K2, giúp quá trình hấp thu canxi tối đa, không lo bị nóng, táo bón.
  • Aplicaps Befome bổ sung vitamin tổng hợp hữu cơ thai kỳ với ưu điểm có sắt amin thế hệ mới nhất và acid folic thế hệ thứ 4 và 16 vitamin, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hỗ trợ mẹ và bé một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Aplicaps Hymega giúp bé bổ sung đầy đủ DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền, cùng với EPA giúp mẹ giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và trầm cảm.

Bộ 3 sản phẩm của Aplicaps được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu và đạt được chứng nhận an toàn của EFSA. Đồng thời, bộ sản phẩm bổ bầu này được nhiều bác sĩ đánh giá cao và hàng ngàn mẹ bầu tin dùng sử dụng nên rất an toàn. Mẹ có thể yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ nhé.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu qua bộ ba sản phẩm của Aplicaps

Vừa rồi là những thông tin về vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu. Đồng thời, bài viết đưa ra những dấu hiệu bình thường và bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ cần lưu ý. Mong rằng, bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức thú vị cho bạn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thai kỳ, mẹ bầu hãy truy cập vào website aplicaps.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn nhé.

Dược sĩ Anh Thư