Từ láy đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong văn thơ, giao tiếp hằng ngày. Trong tiếng Việt, từ láy góp phần làm cho văn bản và lời nói có nhịp điệu hơn và giúp người sử dụng dễ dàng truyền đạt cảm xúc của mình. Vậy từ láy là gì, cách để phân biệt từ láy và ý nghĩa của chúng trong câu? Hãy cùng FPT Shop giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Từ láy là gì?
Từ láy được cấu thành từ một dạng đặc biệt của từ phức. Cách để giúp các bạn dễ dàng nhận biết được từ láy thông qua các đặc điểm sau:
- Từ láy được cấu thành từ hai tiếng trở lên, các tiếng này có thể giống nhau về vần, về âm hoặc giống nhau hoàn toàn.
- Không giống với từ ghép, ở từ láy chỉ chứa một từ mang ý nghĩa xác định hoặc cả hai từ đều vô nghĩa khi đứng riêng biệt.
- Trong tiếng Việt, từ láy chỉ tồn tại trong khoảng từ 2 đến 4 tiếng. Từ láy có 2 tiếng là dạng từ láy phổ biến nhất.
Hãy lưu ý rằng, đối với các từ có điệp nhưng không có đối thì chỉ được xem là một dạng láy của từ và không được công nhận là từ láy. Ví dụ từ “nhà nhà”, đây là trường hợp không được công nhận là từ láy.
Các ví dụ về từ láy
Như đã phân tích ở trên, từ láy chỉ được công nhận khi vừa chứa thành phần ngữ âm lặp lại (được gọi là điệp) đồng thời vừa chứa phần biến đổi (được gọi là đối). Ví dụ từ “long lanh”: lặp ở âm đầu tiên và đối ở phần vần. Vậy bạn đã hiểu được từ láy là gì, tiếp đến chúng ta hãy cùng tham khảo một số ví dụ về từ láy: líu lo, xa xăm, lấp lánh, lung linh, thăm thẳm, rì rào, lững thững,…
Tác dụng của từ láy trong câu
Ngoài câu hỏi từ láy là gì thì mọi người cũng quan tâm đến tác dụng của chúng khi xuất hiện trong câu. Trong chương trình giáo dục phổ thông của môn Tiếng Việt và Ngữ Văn, học sinh sẽ được giảng dạy về tác dụng của từ láy trong các câu thơ, câu văn, đoạn văn,… Qua đó chúng ta thấy rằng, từ láy là dạng từ được dùng khá phổ biến và thường xuất hiện trong văn viết lẫn văn nói bởi vì tính biến đổi linh hoạt của chúng.
Từ láy có khả năng tạo ra nhạc tính cho từ, tạo nên các từ được gọi là “từ tượng thanh”, “từ tượng hình”, giúp cho các câu từ trở nên sinh động. Chính vì tính biến đổi linh hoạt mà từ láy ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Tác dụng của từ láy thường dùng để miêu tả, nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng, hiện tượng hoặc diễn đạt tâm trạng, cảm xúc, trạng thái, âm thanh,… của sự vật, sự việc, con người và các hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó giúp cho người tiếp nhận thông tin có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề được đề cập đến.
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Hơn thế nữa, ngoài các tác dụng trên từ láy còn giúp nhấn mạnh ý nghĩa trong câu. Từ láy được đưa vào trong thơ văn nhằm để tạo ra điểm nhấn cho câu từ, miêu tả các sự vật, hiện tượng và giúp cho người nghe, người đọc có những cảm nhận riêng biệt.
Từ láy bao gồm những loại nào?
Trong tiếng Việt, từ láy bao gồm 2 loại chính đó là: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Do có khả năng tạo ra nhạc tính cho từ nên từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh vẫn được xem là một loại từ láy. Hãy cùng giải đáp các câu hỏi “đặc điểm để phân biệt mỗi loại từ láy là gì?”, “các ví dụ cụ thể cho từng trường hợp là gì?”.
Từ láy toàn bộ
Giống như tên gọi của nó, từ láy toàn bộ là loại từ có sự giống nhau về cả phần âm, dấu câu và vần. Ý nghĩa của chúng được dùng để nhấn mạnh vấn đề, sự việc, sự vật hoặc một hiện tượng nào đó. Ví dụ từ láy toàn bộ: ào ào, xanh xanh, xa xa, luôn luôn,…
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định thì người dùng có thể điều chỉnh phụ âm cuối và thanh điệu. Ví dụ từ láy toàn bộ: mơn mởn, tim tím, thoang thoảng, ngoan ngoãn,…
Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là loại từ có sự giống nhau về phần âm hoặc phần vần, có thể giống hoặc khác dấu câu tùy vào mong muốn của người dùng. Do có sự linh hoạt trong việc kết hợp âm và vần nên từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều và phổ biến hơn từ láy toàn bộ. Ví dụ từ láy bộ phận:
- Từ láy âm: là loại từ có sự giống nhau về phụ âm đầu và khác biệt tiếng láy và tiếng gốc ở phần vần. Ví dụ: mếu máo, ngơ ngác, man mác, mênh mông, xinh xắn, da dẻ,…
- Từ láy vần: là loại từ có sự giống nhau về phần vần nhưng khác nhau về phụ âm đầu. Ví dụ: đìu hiu, liêu xiêu, liu diu, lao xao, chênh vênh,…
Từ láy tượng thanh
Từ láy tượng thanh là loại từ được tạo ra để mô phỏng các âm thanh của tự nhiên hoặc con người. Có thể hiểu rằng, từ “tượng” mang ý nghĩa mô phỏng, còn từ “thanh” là biểu trưng cho âm thanh. Phần lớn các từ tượng thanh của tiếng Việt đều là từ láy. Ví dụ từ láy tượng thanh:
- Từ láy tượng thanh dùng để mô phỏng âm thanh tiếng mưa rơi: rào rào, tí tách, lộp độp,…
- Từ láy tượng thanh dùng để mô phỏng âm thanh của gió: vi vu, xào xạc, lao xao, vi vút,…
- Từ láy tượng thanh dùng để mô phỏng tiếng cười của con người: ha ha, hi hi, khúc khích, khanh khách,…
Từ láy tượng hình
Từ tên gọi của loại từ này có thể hiểu rằng, từ láy tượng hình dùng để mô tả dáng vẻ, hình ảnh hoặc trạng thái của sự vật, hiện tượng nào đó. Cũng giống như từ tượng thanh, phần lớn từ tượng hình đều là từ láy. Tuy vậy, vẫn tồn tại một số trường hợp đặc biệt về từ tượng hình không phải là từ láy, ví dụ từ: chỏng quèo (nhằm để miêu tả tư thế nằm cong người lại sau khi bị ngã). Ví dụ từ láy tượng hình:
- Từ láy tượng hình dùng để miêu tả dáng vẻ của con người: lom khom, lù đù, thướt tha, đủng đỉnh,…
- Từ láy tượng hình dùng để mô tả các sắc thái của màu sắc: lòe loẹt, sặc sỡ, rực rỡ,…
Làm thế nào để nhận biết từ láy và từ ghép?
Từ ghép là gì?
Do tiếng Việt có cấu tạo cực kỳ phức tạp và từ ngữ phong phú, thế nên sẽ khiến cho mọi người dễ nhầm lẫn khi phân biệt từ láy và từ ghép. Để phân biệt được hai loại từ này thì chúng ta cần phải hiểu rõ định nghĩa của từ ghép. Từ ghép là các từ được tạo ra khi ghép những tiếng lại cùng nhau, các tiếng này có mối liên hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ về các từ ghép:
- Quần áo => từ quần và từ áo đều có nghĩa khi đứng riêng biệt. Hai từ này mang ý nghĩa là trang phục và công dụng của chúng là dùng để mặc.
- Ông bà => hai từ này mang ý nghĩa là dùng để chỉ người thân trong gia đình.
- Cỏ cây => từ cỏ và từ cây đều là thực vật sống nhờ vào ánh sáng mặt trời, không khí và dinh dưỡng của đất.
Một số cách dùng để phân biệt từ láy và từ ghép
- Dựa trên nghĩa của các tiếng được tạo thành: ở từ ghép thì cả hai tiếng đều có ý nghĩa kể cả khi chúng đứng một mình, còn từ láy thì chỉ có một từ có ý nghĩa hoặc cả hai từ đều không có ý nghĩa.
- Dựa trên sự liên kết của hai tiếng cấu tạo nên từ: nếu các tiếng được tạo ra mà không có sự liên quan đến vần hoặc âm thì chúng sẽ là từ ghép. Ở mặt khác, nếu giữa các tiếng có sự tương đồng ở cách phát âm thì chúng là từ láy.
- Dựa vào việc đảo ngược vị trí các tiếng của từ: đây là cách dễ nhất để phân biệt từ ghép và từ láy. Khi đảo ngược vị trí của các tiếng thì từ ghép vẫn mang ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì trở nên vô nghĩa.
Các bài tập về từ láy
Sau khi các bạn đã nắm rõ về định nghĩa của từ láy, tác dụng của chúng trong câu và cách phân loại từ láy tượng hình, từ láy tượng thanh thì hãy vận dụng những kiến thức đó để giải các bài tập dưới đây nhé!
Bài 1: Hãy xác định các từ sau đây thuộc loại từ láy gì: dẻo dai, mộc mạc, nhũn nhặn, lủng củng, sừng sững, chung chung, thoang thoảng, cứng cáp.
Đáp án:
- Từ láy toàn bộ: sừng sững, thoang thoảng, chung chung.
- Từ láy bộ phận: dẻo dai, mộc mạc, lủng củng, nhũng nhặn, cứng cáp.
Bài 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ láy: ngay ngắn, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng tuốt.
Đáp án: thẳng thắn, ngay ngắn.
Tạm kết
Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã hiểu từ láy là gì, tác dụng của từ láy khi được đặt trong câu, cách phân biệt các loại từ láy. Đồng thời FPT Shop cũng đã tổng hợp một số ví dụ và các bài tập để minh họa giúp cho các độc giả dễ hình dung hơn về từ láy. Hãy theo dõi FPT Shop thường xuyên hơn để cập nhật tin tức về cuộc sống, công nghệ và các xu hướng mới nhé!
Xem thêm:
- TOP các app tập đánh vần tiếng Việt tốt nhất cho bé, các bậc phụ huynh nên tham khảo
- Edu One: Ứng dụng tra cứu điểm học tập, cập nhật thông tin từ nhà trường tốt nhất hiện nay
Để giúp cho con em có phương pháp học tập hiệu quả hơn thì phụ huynh có thể cân nhắc cho con em sử dụng laptop trong quá trình học tập. Hiện nay, FPT Shop đang cung cấp các dòng laptop sinh viên – văn phòng phù hợp với nhu cầu học tập, quý phụ huynh có thể tham khảo nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập cho con em.
Laptop sinh viên – văn phòng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp