Trả lời:
Đá lạnh thường được sử dụng như một phương pháp giảm đau tại chỗ nên nhiều người nghĩ có thể uống nước đá lạnh để giảm đau do viêm họng. Điều này không hoàn toàn sai bởi vì nó có tác dụng làm giảm nhiệt độ, gây tê các đầu dây thần kinh trong cổ họng, từ đó giảm tín hiệu đau đến não và bớt cảm giác đau hơn. Nhưng bạn phải dùng nước đá sạch.
Tuy nhiên, nước đá lạnh cũng có thể làm tổn thương niêm mạc họng, gây kích ứng nên có thể dẫn đến ho nhiều và làm cho bệnh thêm nghiêm trọng. Mặc dù dùng đồ ăn, thức uống lạnh vẫn được khuyến nghị trong các phương pháp giảm đau họng tại nhà, nhưng chỉ nên dừng lại ở các dạng kem và nước mát, chứ không phải đá lạnh.
Thay vì dùng đồ lạnh, bạn có thể uống các loại nước ấm, tốt cho cổ họng như trà mật ong, trà gừng, trà hoa cúc. Các loại trà này đều có hoạt tính kháng sinh tự nhiên, có thể giúp kháng viêm và làm dịu cổ họng đang bị kích ứng.
Nếu viêm họng do cảm lạnh, cháo hoặc súp gà rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe. Những thức ăn này có thể cung cấp nước và dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại cảm cúm. Để giảm tình trạng đau họng, bạn nên ngậm nước muối sinh lý mỗi sáng và tối hoặc bất kỳ khi nào cảm thấy cổ họng khó chịu. Nước muối có thể giúp giảm tải lượng virus, vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm sưng họng.
Trong lúc bị viêm họng, bạn nên giữ ấm họng bằng cách mặc áo kín cổ hoặc quàng khăn, đeo khẩu trang và bịt tai khi đi ra ngoài trời lạnh. Bạn cần tránh hút thuốc lá và kiêng rượu, bia, thực phẩm khô cứng (các loại hạt), đồ chua cay… vì dễ gây thích ứng niêm mạc họng.
Xem thêm : Thận ứ nước độ 4 có điều trị được không?
Để phòng ngừa viêm họng, bạn nên chú ý không để nhiễm virus cảm lạnh, liên cầu khuẩn nhóm A hoặc nCoV. Tiếp xúc với người bệnh, không đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, ăn uống chung rất dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần là thói quen tốt nhằm phòng ngừa bệnh tật.
Viêm họng là tình trạng phổ biến, nguyên nhân chủ yếu từ virus cảm cúm hoặc liên cầu khuẩn nhóm A. Nhưng viêm họng cũng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm do các bệnh lý khác gây ra, chẳng hạn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày thực quản, Covid-19 hoặc ung thư vòm họng.
Nếu viêm họng kéo dài trên hai tuần đã điều trị bằng các phương pháp thông thường không khỏi, viêm họng kèm ho nhiều, nặng đờm, nổi hạch cổ, sốt cao kéo dài, khó thở, thể trạng suy nhược, mệt mỏi… bạn nên đến bệnh viện để thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.
ThS.BS Nguyễn Trung NguyênKhoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
- Cách ngăn ngừa các bệnh tai mũi họng
- Cách nhanh lấy lại giọng nói
- Dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp