Nhiều người quan tâm liệu uống nước đá có gây viêm họng không khi mà có thời điểm sau khi uống nước đá thấy họng khó chịu. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung sau đây.
1. Uống nước đá có gây viêm họng không?
Nước đá là món giải khát yêu thích của nhiều người nhất là những ngày thời tiết nắng nóng. Tuy có tác dụng giải nhiệt nhưng nếu uống nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến họng, thậm chí bị viêm họng. Nước đá có thể gây viêm họng là do:
Bạn đang xem: Uống nước đá lạnh có gây viêm họng không? Cách xử lý đúng
1.1. Nước đá không sạch
Nước đá có thể không đảm bảo dù trong suốt nhưng vẫn có vi khuẩn nếu không được làm từ nước lọc. Do đó mà khi uống nước đá có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở vùng hầu họng do uống nước đá lạnh càng cao. Có một yếu tố khiến bạn bị viêm họng do uống nước đá là khi kết hợp với đồ uống có nhiều đường. Các loại vi khuẩn, siêu vi có trong nước đá lạnh không đảm bảo vệ sinh khi kết hợp với đường sẽ sinh sôi nhanh hơn, hoạt động mạnh hơn và có khả năng gây bội nhiễm trong vùng miệng họng.
1.2. Uống nước đá khi sức đề kháng suy giảm
Trong không khí, đồ ăn, đồ uống luôn tiềm ẩn vi khuẩn, siêu vi và không ai có thể đảm bảo trong vùng miệng họng hoàn toàn vô trùng. Nên khi sức đề kháng của bạn suy giảm, việc uống nước đá sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Cơ thể sẽ có cơ chế cân bằng nhiệt khi cơ thể tiếp nhận thực phẩm hay nước có nhiệt độ cao hoặc thấp 37 độ C bằng cách huy động năng lượng để điều tiết nhiệt về 37 độ. Vào thời điểm sức đề kháng bị suy giảm mà dung nạp nhiều nước đá lạnh càng làm cho đề kháng yếu hơn và là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn, siêu vi thuận lợi gây viêm họng, thậm chí là viêm họng sốt cao.
1.3. Uống quá nhiều, uống khi vừa đi nắng về
Trong những ngày nắng nóng, oi bức cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi và mất nước nên nhu cầu bù nước đặc biệt là nước đá lạnh được nhiều người lựa chọn mà không biết đây là thói quen có hại cho sức khỏe. Uống nước đá lạnh ngay khi vừa đi nắng về khiến họng phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nước đá quá lạnh có thể làm tổn thương niêm mạc họng. Amidan ở vùng họng thường có vi khuẩn, nên dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
2. Bị đau họng có nên uống đá không? Tại sao?
Nếu bạn đang bị viêm họng mà uống nước đá có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, khiến việc chữa trị lúc này gặp khó khăn. Họng nằm ở ngã ba nhạy cảm nên khi bị đau họng, niêm mạc họng trở nên sưng, tấy đỏ và nóng rát. Vùng hầu họng dễ bị tác động bởi một số chất kích thích như thức ăn cay nóng, nước đá,… Do đó khi bị đau họng không nên uống nước đá vì sẽ gây kích ứng niêm mạc họng, làm tăng quá trình viêm nhiễm. Những vi khuẩn trong nước đá khi vào vùng họng sẽ xâm nhập và tấn công vùng viêm. Nước đá có thể dẫn đến mủ hay viêm họng hạt, viêm họng cấp tính,…
3. Điều trị viêm họng do uống nước đá lạnh
3.1. Ngưng uống nước đá
Xem thêm : Dân số Việt Nam theo độ tuổi
Hàng ngày bạn cần uống ít nhất 2l nước để cung cấp cho cơ thể trao đổi chất. Tốt nhất là uống nước ấm và hạn chế uống nước đá. Môi trường lạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân đường hô hấp. Hãy uống nước đun sôi để nguội để nhóm virus, vi khuẩn không thể tồn tại.
3.2. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối loãng ấm hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% có bán tại các nhà thuốc được các chuyên gia khuyên áp dụng. Khi bị viêm họng do nước đá, bạn có thể sử dụng nước muối diệt khuẩn, kháng viêm, các thành phần có trong muối sẽ giúp giảm sưng tấy, ngứa rát. Súc nước muối có thể giúp ngăn ngừa phát triển của vi khuẩn, virus, các loại nấm gây bệnh trong cổ họng.
3.3. Hạn chế nói nhiều
Để họng nhanh hồi phục thì bạn nên hạn chế nói nhiều. Khi bị viêm họng sẽ xuất hiện hiện tượng cổ họng đau đớn, sưng đỏ, việc nuốt nước bọt cũng rất khó khăn, trong một vài trường hợp có thể gây mất tiếng. Nên hạn chế nói nhiều sẽ góp phần hồi phục nhanh.
3.4. Uống trà thảo dược như trà hoa cúc, trà gừng
Bạn cũng có thể chọn uống trà thảo dược để cải thiện tình trạng viêm họng. Bạn có thể pha trà hoa cúc, trà gừng.
Nguyên liệu:
- Lá hoa cúc khô
- Gừng tươi thái lát
- Nước
Cách thực hiện: Bạn dùng một thìa lá hoa cúc khô, một thìa gừng tươi thái lát rồi cho vào hãm với nước sôi từ 5 – 10 phút. Chờ nước nguội, có thể dùng để uống hàng ngày. Thực hiện đúng cách khoảng 2 – 3 ngày các triệu chứng của viêm họng sẽ cải thiện dần. Hoặc bạn có thể kết hợp thêm đường phèn để giúp cổ họng dịu nhẹ, thông thoáng hơn.
3.5. Vỏ xoài chữa viêm họng sau khi uống nước đá
Bài thuốc trị viêm họng bằng vỏ xoài khá hiệu quả và đơn giản mà không phải ai cũng biết.
Xem thêm : Chuyện ít biết về gia đình “người đàn bà quyền lực” ở VTV3
Nguyên liệu:
- Vỏ xoài
- Nước khoáng
Cách thực hiện: Bạn dùng 125 – 150ml nước hòa lẫn với 10ml nước vỏ xoài đã được đun nấu kỹ càng. Sau đó có thể lấy hỗn hợp nước này để súc miệng mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị rất tốt.
3.6. Cải thiện viêm họng nhờ xịt thảo dược
Khi điều trị viêm họng bạn có thể chọn dùng xịt họng có thành phần thảo dược để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xịt họng sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… Xịt họng có thành phần thảo dược nên an toàn cho người dùng gồm có xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà.
Vì họng là ngã ba giao điểm giữa 3 cơ quan của hệ hô hấp là thực quản, mũi xoang và thanh quản nên bạn cũng có thể dùng xịt rửa mũi. Mũi bị viêm nhiễm cũng có thể dẫn đến gây viêm họng hoặc ảnh hưởng đến họng. Xịt mũi sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy, phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp… Thành phần của xịt mũi xoang này có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết. Xịt mũi sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy, phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp…
Ngoài ra bạn cần chú ý:
- Giữ ấm vùng cổ họng và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải khí lạnh, bụi bẩn và các vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách tăng sức đề kháng, khỏe mạnh để nhanh chóng khỏi viêm họng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi loại bệnh tật.
Bài viết liên quan: Người bị viêm họng uống nước dừa được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp