Thuốc kháng sinh thường được dùng tại chỗ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng, giảm lây lan sang người khác và nhanh khỏi bệnh.
3. Viêm kết mạc dị ứng bao lâu thì khỏi?
Trong trường hợp này, việc ngăn chặn nguồn gây dị ứng là rất quan trọng. Viêm kết mạc dị ứng chỉ có thể được cải thiện và nhanh khỏi khi loại bỏ chất gây dị ứng (chẳng hạn như phấn hoa hoặc lông động vật) ra khỏi môi trường sống của người bệnh. Hơn nữa, bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây dị ứng.
Bạn đang xem: Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và các phương pháp điều trị tại nhà
Xem thêm : TƯ CÁCH LƯU TRÚ LÀ GÌ ?
Thuốc dị ứng và một số loại thuốc nhỏ mắt theo toa như thuốc kháng histamin tại chỗ và thuốc co mạch đôi khi được kê đơn để giúp viêm kết mạc dị ứng nhanh khỏi.
Điều trị viêm kết mạc tại nhà
Bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc bạn có chăm sóc mắt tốt hay không. Trong một số trường hợp viêm kết mạc nhẹ, bạn có thể chăm sóc mắt đúng cách ngay tại nhà để giảm bớt tình trạng sưng tấy và khô mắt.
Cụ thể như sau:
- Sử dụng nước mắt nhân tạo.
- Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Bạn cũng nên thay một cặp kính mới sau khi khỏi bệnh để giảm khả năng bị nhiễm bệnh trở lại.
- Ngừng trang điểm mắt cho đến khi đôi mắt của bạn khỏe lại.
- Không nhỏ bất cứ thứ gì vào mắt khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ nhãn khoa.
- Vệ sinh mắt hàng ngày với chiếc khăn sạch cho mỗi bên mắt, tránh làm lây nhiễm bệnh sang cho mắt còn lại. Thay khăn mặt mới mỗi ngày.
- Nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, sau đó vắt ráo nước rồi đặt lên mắt trong vài phút để giảm đau và sung huyết, làm lỏng dịch nhầy. Lặp lại điều này vài lần trong ngày.
- Thay vỏ gối và drap trải giường mỗi ngày.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi vệ sinh mắt.
- Không chạm hoặc dụi tay vào mắt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp