1. Nội hàm các khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp
- Hướng dẫn cách tắt trạng thái online “vừa mới truy cập” trên Zalo siêu dễ
- Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò của nó đối với nền kinh tế
- Đừng chiên khoai tây, thêm 2 quả trứng, món này rất thơm, bổ dưỡng và ngon miệng
- Màu sắc hợp với năm 2023? Màu sắc 12 con giáp năm 2023
- Nốt Ruồi Ở Xương Quai Xanh Có Ý Nghĩa Gì Trong Tướng Số?
Quyền tư pháp
Bạn đang xem: Cần làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Hiến pháp giao cho Tòa án nhân dân (TAND) thực hiện “quyền tư pháp” dựa trên khía cạnh Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo nghĩa Hán Việt thì “tư pháp là trông coi, bảo vệ pháp luật”. Theo khía cạnh thể chế nhà nước, ở các nước thực hiện nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước, thì tư pháp được hiểu là một trong ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền tư pháp được hiểu đồng nghĩa với quyền xét xử chỉ do Tòa án thực hiện.
Hiến pháp năm 2013 quy định TAND thực hiện quyền tư pháp, nhưng nếu đồng nhất “tư pháp” với “xét xử” và cơ quan tư pháp chỉ có Tòa án thì không đúng theo khái niệm “cải cách tư pháp” của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW). Bởi ở nước ta, hệ thống tư pháp bao gồm cơ quan xét xử và các cơ quan thực hiện các hoạt động tư pháp khác (như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), cơ quan Thi hành án và các cơ quan khác) theo quy định của pháp luật, mà không riêng Tòa án. Việc tham gia thực hiện quyền tư pháp của nhiều cơ quan có mục đích chung là bảo đảm quyền xét xử đạt được hiệu quả cao nhất, nhằm bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, các quyền và tự do của con người, của công dân, đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật.
Tác giả không đồng tình với quan điểm cho rằng chỉ TAND là cơ quan có quyền tư pháp, vì khi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thể tách rời hoạt động tư pháp với hoạt động xét xử. Để thực hiện quyền tư pháp cần đảm bảo một loạt các hoạt động liên quan, trong đó có hoạt động xét xử.
Cơ quan tư pháp
Trên cơ sở Hiến pháp và các luật liên quan thì chỉ có tên gọi “cơ quan thực hiện quyền tư pháp” mà không có tên cơ quan nào là “cơ quan tư pháp”. Việc xác định cơ quan tư pháp hiện nay dựa vào văn kiện của Đảng là chủ yếu. Chính vì chưa có điều luật quy định cụ thể nên có nhiều quan điểm khác nhau làm ảnh hưởng đến nhận thức về những vấn đề chung, quan trọng trong xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể khẳng định Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tức là cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và cơ quan Thi hành án có phải là cơ quan tư pháp không và còn có cơ quan nào khác được xem là cơ quan tư pháp?
Ý kiến thứ nhất cho rằng, các cơ quan tư pháp của Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 bao gồm: Tòa án nhân dân, VKSND, Cơ quan điều tra (bao gồm Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, của Quân đội nhân dân và của VKSND tối cao), cơ quan Thi hành án (thi hành án hình sự và thi hành án dân sự), Luật sư, giám định tư pháp, công chứng và trợ giúp pháp lý.
Ý kiến thứ hai cho rằng, các cơ quan tư pháp Việt Nam hiện nay ngoài Tòa án, còn có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án6.
Xem thêm : Có cần thiết phải thuê luật sư khi ly hôn hay không?
Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW thì các cơ quan tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân, VKSND, Cơ quan điều tra và cơ quan Thi hành án, còn các cơ quan khác là cơ quan bổ trợ tư pháp.
Từ đó cho thấy, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cụ thể cơ quan nào là cơ quan tư pháp. Theo tác giả, cần quy định trong một chương riêng của Hiến pháp về cơ quan tư pháp, xác định cơ quan tư pháp là các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Hoạt động tư pháp
Vấn đề còn nhiều quan điểm chưa thống nhất là: Hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tư pháp nêu trên hay còn của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khác?
Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật”. Dựa trên Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các văn bản liên quan, ngày 05/4/2018, liên ngành trung ương ban hành Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Thông tư liên tịch số 01/2018). Theo đó, khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2018 quy định: “Hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp”, gọi chung là hoạt động giải quyết vụ án.
Từ quy định trên cho thấy, hoạt động tư pháp là một lĩnh vực rất rộng, không chỉ của TAND mà còn của các cơ quan khác như VKSND, Cơ quan điều tra, cơ quan Thi hành án, cũng như nhiều cơ quan khác khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động ở các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều hoạt động không thể trực tiếp kiểm sát, ví dụ như việc bán đấu giá tài sản thi hành án. Theo Văn bản số 6484/BTP-BTTP ngày 13/12/2017 về kiểm sát hoạt động đấu giá tài sản thi hành án và Văn bản số 1568/BTP-BTTP ngày 29/02/2012 về trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp gửi VKSND tối cao, Bộ Tư pháp cho rằng hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án của tổ chức đấu giá tài sản không thuộc đối tượng kiểm sát của VKSND. Phản biện và bảo vệ quan điểm, Công văn số 478/VKSTC-V11 ngày 01/02/2018 của VKSND tối cao về việc trao đổi với Bộ Tư pháp quan điểm về kiểm sát việc bán đấu giá tài sản thi hành án khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, trong đó có hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án của tổ chức thẩm định giá, tổ chức đấu giá tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay việc trực tiếp thực hiện kiểm sát hoạt động bán đấu giá chưa được toàn diện, VKSND không trực tiếp kiểm sát tại cơ quan bán đấu giá mà chỉ thông qua cơ quan Thi hành án dân sự.
Do đó, theo tác giả, nội dung hoạt động tư pháp cần được quy định cụ thể là do chủ thể nào thực hiện, để từ đó xác định hoạt động tư pháp có phải chỉ của các cơ quan tư pháp hay do mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trong lĩnh vực giải quyết vụ án.
2. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Xem thêm : Hoàn cảnh sáng tác Đay thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế, chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xét xử theo pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, có vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đảm bảo việc tuân theo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Về bản chất, đây là thiết chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cho thấy, từ khi Viện kiểm sát không thực hiện kiểm sát chung, nhiều quy định pháp luật được ban hành chưa đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý, nhiều khiếu nại, tố cáo xảy ra ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật; tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế. Nói cách khác, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chưa được pháp luật điều chỉnh, việc ban hành văn bản pháp luật còn thiếu sự kiểm tra.
Tác giả thấy rằng, trong thời gian tới vấn đề kiểm soát, giám sát việc tuân thủ pháp luật cần được tăng cường, vì vậy, cần định hướng giao lại chức năng kiểm sát chung cho ngành Kiểm sát nhân dân. Việc giao chức năng kiểm sát chung cho ngành Kiểm sát trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thời phục vụ tốt quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bởi xét về địa vị pháp lý, Kiểm sát là một ngành độc lập, khác với thanh tra, do đó hoạt động kiểm sát chung do ngành Kiểm sát thực hiện sẽ mang tính khách quan hơn. Giao chức năng kiểm sát chung cho ngành Kiểm sát là giải pháp giúp công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật, thu hồi tài sản thất thoát cho cơ quan, tổ chức và Nhà nước.
3. Kiến nghị, đề xuất
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 không quy định VKSND là cơ quan thuộc nhánh quyền lực nào trong bộ máy nhà nước. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp mà không nêu cụ thể tên gọi cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tác giả thấy rằng, cần khẳng định trách nhiệm của VKSND trong Hiến pháp năm 2013 bằng một tên gọi cụ thể là “Cơ quan kiểm sát”. Do đó, khi sửa đổi Hiến pháp năm 2013 cần quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc thượng tôn pháp luật của Nhà nước pháp quyền đòi hỏi hệ thống cơ quan tư pháp phải mở rộng và tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát xã hội. Vì thế, để góp phần kiểm soát hữu hiệu quyền lực nhà nước, nên giao chức năng kiểm sát chung cho ngành Kiểm sát nhân dân.
Thứ ba, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật phải đầy đủ, toàn diện và đồng bộ. Trước hết, Hiến pháp năm 2013 cần xác định lại nội hàm của quyền tư pháp, cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp. Cụ thể là:
– Quyền tư pháp không chỉ thuộc Tòa án, mà còn thuộc các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước.
– Cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và cơ quan Thi hành án.
– Cần quy định các hoạt động tư pháp bao gồm tất cả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết vụ án: Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp