Uống tinh dầu tỏi vào lúc nào đem lại hiệu quả tốt nhất

Tinh dầu tỏi từ lâu đã nổi tiếng với những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn sản phẩm này để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho mình. Vậy bạn có biết những công dụng của sản phẩm này là gì không? Và nên uống tinh dầu tỏi vào lúc nào? Hãy cùng Polvita khám phá qua nội dung bài chia sẻ này của chúng tôi nhé.

Tinh dầu tỏi là gì?

Trước khi tìm hiểu thông tin uống tinh dầu tỏi vào lúc nào thì hãy xem tinh dầu tỏi là gì trước nhé. Tỏi là loại gia vị quen thuộc, được trồng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đây là một loại cây thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành lá, hành tím, tỏi tây… Ngoài tác dụng làm gia vị, tỏi còn được cho là có đặc tính kháng sinh và tăng khả năng phòng bệnh ung thư, chống cao huyết áp, mỡ máu.

Uống tinh dầu tỏi vào lúc nào
Tinh dầu tỏi có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe

Tinh dầu tỏi là tinh dầu được chiết xuất từ củ tỏi bằng phương pháp chưng cất. Tinh dầu tỏi là loại dầu có màu vàng, mùi hăng đặc trưng, hơi cay và dễ bay hơi.

Thành phần trong tinh dầu tỏi bao gồm: Allicin, Selenium, flavonoid, axit amin arginine, vitamin C, B1, B6, E, phốt pho và sắt… Trong đó Allicin đóng vai trò là thành phần chính, đây là hoạt chất có nhiều tác dụng chữa bệnh, chống lại các bệnh như xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… Vì vậy, tinh dầu tỏi cũng được sản xuất rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng, dạng viên uống giúp người dùng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe nêu trên. Ngoài ra, tinh dầu tỏi còn được dùng trong nấu ăn, làm gia vị, bổ sung dinh dưỡng…

Xem thêm: Tác dụng của tinh dầu tỏi là gì? Cách sử dụng hiệu quả

Uống tinh dầu tỏi vào lúc nào?

Tinh dầu tỏi là một phương thuốc lâu đời được sử dụng khá phổ biến nhưng không thể sử dụng tùy ý theo cách bạn muốn. Vậy có thể uống tinh dầu tỏi vào lúc nào? Cùng xem qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi:

  • Không sử dụng tinh dầu tỏi khi các bạn đang đói. Tốt nhất nên uống tinh dầu tỏi trong hoặc sau bữa ăn.
  • Nếu dùng tinh dầu tỏi chung với các thuốc khác thì dùng cách nhau ít nhất 1-2 giờ.
  • Đối với trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tinh dầu được xem xét cẩn thận hơn nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Tinh dầu cũng có thể gây dị ứng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình sử dụng.
  • Nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu tỏi.
  • Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, khi sử dụng tinh dầu tỏi phải hết sức thận trọng vì có thể làm tăng tình trạng ợ hơi, ợ nóng.
  • Tuyệt đối không bôi tinh dầu tỏi trực tiếp lên da mà không pha loãng.

Như vậy bạn đã biết nên uống tinh dầu tỏi vào lúc nào rồi đúng không. Tiếp theo cùng chúng tôi tìm hiểu về cách sử dụng tinh dầu tỏi như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Cách sử dụng tinh dầu tỏi đem lại hiệu quả cao

Tùy theo từng loại tinh dầu tỏi hoặc dựa vào mỗi bệnh mà có cách dùng khác nhau, để uống hoặc bôi lên da hoặc xông hơi,… Khi sử dụng loại tinh dầu này không chỉ cần phải biết uống tinh dầu tỏi vào lúc nào mà còn cần phải nắm được cách sử dụng tinh dầu tỏi đúng cách để giúp điều trị bệnh tốt hơn.

  • Đối với tinh dầu tỏi dạng lỏng nên pha loãng với nước, tuy nhiên không nên uống trực tiếp tinh dầu ở dạng cô đặc, vì ở dạng cô đặc, tinh dầu có thể gây bỏng niêm mạc họng. Đối với trẻ nhỏ, nếu trẻ cảm thấy khó chịu khi uống tinh dầu, bạn có thể pha loãng với nước và trộn với thức ăn để trẻ uống. Một lưu ý nhỏ là bạn nên sử dụng tinh dầu tỏi khi thực phẩm để ở nhiệt độ phòng, vì khi tinh dầu ở nhiệt độ cao sẽ dễ bay hơi.
  • Đối với viên uống dầu tỏi, bạn nên dùng liều lượng nhất định theo hướng dẫn trên hộp hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với những trường hợp đau răng, đau tai, chúng ta nên dùng tăm bông hoặc bông gòn chấm lên vùng đau, để khoảng 15-20 phút sẽ giảm đau và sưng tấy.
  • Trong trường hợp đuổi muỗi, chúng ta có thể dùng bông thoa nhẹ lên vùng da hở bên ngoài hoặc dùng dạng xịt, chỉ xịt xung quanh nơi ở để tránh muỗi.
  • Để trị mụn, bạn có thể kết hợp tinh dầu với các sản phẩm khác như sữa chua, mật ong hoặc pha loãng với nước, dùng tăm bông chấm lên vết mụn, để khoảng 10 – 15 phút rồi hãy rửa sạch bằng nước sạch.

Trị cảm lạnh, ho, viêm họng bằng cách sau:

  • Hít hơi: Thêm tối đa 7 giọt tinh dầu vào 2 cốc nước sôi; Che đầu bằng một chiếc khăn và hít hơi nước qua mũi.
  • Hít trực tiếp: Nhỏ 2 hoặc 3 giọt tinh dầu vào bông gòn rồi hít vào.
  • Khuếch tán: Thêm một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán trong phòng sẽ giúp khử trùng không khí.

Tóm lại, tinh dầu tỏi là một sản phẩm tuyệt vời từ thiên nhiên, có nhiều công dụng tốt, có thể chống lại mọi loại bệnh tật. Nhưng chúng ta không nên tùy tiện sử dụng mà nên lựa chọn tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc biết thêm một số thông tin về tinh dầu tỏi cũng như thời điểm nên uống tinh dầu tỏi vào lúc nào. Để đem lại hiệu quả cao khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi dùng.

Sản phẩm viên uống tinh dầu tỏi Garlic Oil Concentrate:

Viên Uống Tinh Dầu Tỏi Garlic Oil Concentrate

Công dụng: Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa, hạ độ mỡ trong máu, hỗ trợ tiêu hóa.

Xem chi tiết tại: Viên Uống Tinh Dầu Tỏi Garlic Oil Concentrate