Việt Nam Có Cho Phép Công Dân Mang Hai Quốc Tịch Không?

Thời gian gần đây, việc nhiều cá nhân có quốc tịch Việt Nam và một quốc gia khác như Mỹ, Úc, Cyprus.… thu hút sự quan tâm của dư luận. Câu hỏi được đặt ra là liệu việc sở hữu hai quốc tịch có được công nhận tại Việt Nam hay không?

Việc một người có hai quốc tịch hiện nay không phải là hiếm. Những lợi ích của quốc tịch mang lại cho họ khi họ làm ăn hay sinh sống ở một đất nước là điều hiển nhiên. Một trong những thông tin nhà đầu tư Việt đang đã hoặc chuẩn bị sinh sống ở nước ngoài quan tâm là việc Việt Nam đã chấp nhận đa quốc tịch hay chưa? Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vấn đề quốc tịch có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt đối với những người có từ hai quốc tịch.

Hai hay nhiều quốc tịch là thế nào?

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân với một chính quyền nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch mang tính ổn định tương đối bền vững từ lúc khai sinh và chỉ thay đổi trong một số trường hợp có điều kiện đặc biệt nhất định.

Hai quốc tịch hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người khi họ được đồng thời xem là công dân của hai hay nhiều quốc gia cùng một lúc với sự chấp nhận của luật pháp tại các quốc gia đó. Họ được hưởng tất cả các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ công dân của tất cả những quốc gia mà họ có quốc tịch.

Lợi ích của việc mang hai hay nhiều quốc tịch

Ngày nay, để khuyến khích việc nhập cư, nhiều quốc gia cho phép công dân có nhiều quốc tịch. Với người Việt Nam đang hoặc có ý định định cư tại nước ngoài việc mang hai hay nhiều quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng. Phần lớn người Việt mong muốn Nhà nước Việt Nam công nhận quy chế hai hoặc đa quốc tịch dành cho họ, nghĩa là họ vừa có quốc tịch Việt, vừa có quốc tịch nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada… Chính vì thế mà khi dự án Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi được thông qua ngày 13/11/2008 đã mang đến niềm vui cho rất nhiều người Việt định cư tại nước ngoài vì vẫn giữ được quốc tịch Việt Nam.

Người có nhiều quốc tịch sẽ được hưởng lợi ích và tất cả ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi của các quốc gia mà họ được công nhận là công dân. Họ có quyền sống, học tập và làm việc, hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, đứng tên và sở hữu công ty, được sở hữu và mua bán bất động sản, được bảo lãnh người thân, được quyền ứng cử, bầu cử, có thể tự do buôn bán, kinh doanh làm ăn, thành lập doanh nghiệp riêng cho mình tại quốc gia họ sinh sống… Một ưu điểm nữa là họ sẽ thuận tiện hơn trong việc việc xuất nhập cảnh bởi họ không cần xin visa hoặc thẻ thường trú nhân vào nước mà họ đang giữ quốc tịch. Và ngay cả khi gặp sự cố không mong muốn nào đó, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ từ đại sứ của các nước mà họ đang có quốc tịch.

Đặc biệt hơn nữa, nếu được công nhận quốc tịch ở các nước châu Âu, họ còn có quyền tự do đi lại ở hơn 160 quốc gia thuộc EU mà không cần xin Visa. Con cái họ cũng sẽ được hưởng nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới tại châu Âu, kèm theo đó, từ lớp 1- 12, nếu học ở trường công, con họ được học hoàn toàn miễn phí…

Công dân Việt Nam được phép có quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam không?

Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định nguyên tắc quốc tịch: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Như vậy, về nguyên tắc, công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên trong trường hợp pháp luật có quy định khác thì người Việt Nam vẫn có thể có nhiều quốc tịch.

Vậy đó là những trường hợp nào?

Bốn trường hợp công dân Việt Nam có thể có hai quốc tịch là :

  • Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
  • Trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài. Theo khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, người nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp:
    • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
    • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
    • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
    • Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
    • Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
    • Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài. Theo khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, người được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
    • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
    • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
    • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
    • Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
    • Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
    • Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Theo Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Một vài lưu ý đối với người mang hai hay nhiều quốc tịch

  • Bắt buộc phải sử dụng hộ chiếu của nước bạn hiện có quốc tịch để ra và vào nước đó và sử dung linh hoạt phù hợp với quốc gia đến.
  • Khi di chuyển đến các nước khác tùy theo chính sách quản lý cửa khẩu các nước đó mà sử dụng những hộ chiếu của mình có sao cho phù hợp.

Ví dụ: sử dụng hộ chiếu Australia để vào Nhật vì không cần visa, trong khi hộ chiếu Việt Nam thì cần visa. Hoặc nên sử dụng hộ chiếu Việt Nam để vào Indonesia vì miễn visa, trong khi hộ chiếu Australia thì không. Do vậy, không phải lúc nào hộ chiếu Mỹ, Australia, Anh… cũng thuận tiện và tốt hơn. Hộ chiếu Việt Nam khá thuận lợi khi đi lại giữa các nước trong khối ASEAN.

  • Không cần xin visa để vào nước bạn đang giữ quốc tịch. Công dân của một nước không bao giờ cần visa để ra vào nước của mình.
  • Nên mang theo tất cả hộ chiếu khi du lịch hoặc công tác đến bất cứ nước nào đó. Nó giúp bạn có được sự trợ giúp từ tất cả các đại sứ hoặc lãnh sứ quán của mình khi có yêu cầu hoặc trong các trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, hiện Việt Nam đã chấp nhận đa quốc tịch, tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp cụ thể. Nếu Quý vị có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn .