Việc một số người Việt bị phát hiện sở hữu quốc tịch nước ngoài trong khi đang thường trú tại Việt Nam, đồng thời không có mối ràng buộc về cư trú với nước sở tại làm dấy lên nhiều tranh luận về tính pháp lý của vấn đề này.
“Mua” quốc tịch là bất hợp pháp
Bạn đang xem: Thực hư chuyện người Việt được sở hữu 2 quốc tịch
Thời gian gần đây, việc nhiều cá nhân mang hai quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Cyprus hay Malta.… thu hút sự quan tâm của dư luận. Câu hỏi được đặt ra là liệu việc sở hữu hai quốc tịch có được công nhận tại Việt Nam hay không và việc xử lý những cá nhân mang song tịch khi vi phạm pháp luật sẽ như thế nào?
Về vấn đề này, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định rất rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ 4 trường hợp đặc biệt sau đây:
– Thứ nhất: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam (quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam).
– Thứ hai: Người nhập quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép không phải thôi quốc tịch nước ngoài (theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam).
– Thứ ba: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép không phải thôi quốc tịch nước ngoài (theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam).
Xem thêm : Cách nấu nước táo đỏ
– Thứ tư: Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi (theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam).”
Bổ sung cho trường hợp thứ nhất nếu trên, Khoản 3,4 điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 loại:
– Là công dân Việt Nam. Mang trong mình quốc tịch Việt Nam; đang thực hiện các hoạt động làm ăn, sinh sống ổn định lâu dài ở nước ngoài.
– Và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, dựa trên các quy định pháp luật hiện hành thì việc người Việt Nam có thêm quốc tịch thứ hai mà không thuộc diện người Việt định cư ở nước ngoài là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Những người có điều kiện tài chính muốn “mua quốc tịch” từ những nước chỉ yêu cầu đầu tư tiền mà không cần ràng buộc về thời gian cư trú tối thiểu, để có thể sinh sống tại Việt Nam và vẫn nắm giữ cùng lúc hai hộ chiếu là điều bất hợp pháp.
Khi các cá nhân này có hành vi vi phạm pháp luật, theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015, (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì “Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều đó đồng nghĩa với việc dù đối tượng có 1 hay 2 quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ bị xử lý như nhau, trừ trường hợp được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế (Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Lấy quyền cư trú nước ngoài hợp pháp
Xem thêm : Cách ghép mặt trăng ngày sinh trên TikTok để xem bạn có hợp với người ấy hay không cực kỳ thú vị
Thực tế cho thấy, mặc dù các cường quốc như Mỹ, Úc, Canada, Ireland… đều chấp nhận người mang hai quốc tịch. Tuy nhiên, với các quốc gia có luật định cư rõ ràng, người nước ngoài không thể “mua” quốc tịch mà không thông qua luật thường trú. Trước khi trở thành công dân của họ, đương đơn phải có được quyền cư trú hợp pháp với tư cách thường trú nhân và đảm bảo thời gian cư trú tối thiểu.
Các nước như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ireland… đều có chương trình đầu tư để nhận thẻ cư trú hợp pháp và chấp nhận người mang hai quốc tịch.
Các nước như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ireland… đều có chương trình đầu tư để nhận thẻ cư trú hợp pháp và chấp nhận người mang hai quốc tịch.
Tất nhiên, quy định về việc duy trì tư cách thường trú nhân cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Mỹ yêu cầu thường trú nhân phải sống ở Mỹ thường xuyên và không được phép rời Mỹ quá 12 tháng (nếu vượt mức 1 năm cần xin giấy phép tái nhập cảnh trước khi khởi hành). Canada yêu cầu cư trú tối thiểu 730 ngày trong 5 năm gần nhất. Ireland yêu cầu thường trú nhân sinh sống tối thiểu 1 ngày mỗi năm để duy trì tư cách thường trú.
Việc duy trì thường trú nhân là nền tảng để công dân nước ngoài có được quốc tịch các nước khi thực sự có nhu cầu di cư. Trong bối cảnh nhiều nước đang dần chấp nhận việc công dân được giữ song tịch, người Việt khi sang định cư và nhập tịch vẫn hoàn toàn yên tâm về việc được giữ quốc tịch Việt Nam của mình.
Sở hữu thêm một quốc tịch để thuận tiện cho việc đi lại, giao thương quốc tế hoặc giúp con cái tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, cần có lộ trình và phương pháp phù hợp để tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam cũng như nước sở tại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp