Trên thế giới hiện nay có hai hệ thống pháp luật chính là Common Law và Civil Law. Khi tìm hiểu về pháp luật Việt Nam, nhiều người có băn khoăn Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ thắc mắc này.
Khái quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới
Có hai hệ thống pháp luật chính trên thế giới, đó là:
Bạn đang xem: Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào?
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật Civil Law
Hệ thống pháp luật Civil Law bao gồm pháp luật của phần lớn các nước châu Âu lục địa mà điển hình là của các nước Pháp, Đức, Italia và một số nước châu Mỹ Latinh. Hệ thống pháp luật này mang một số đặc trưng như sau:
– Chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại.
– Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hoá (pháp điển hoá) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Bên cạnh đó, nguồn quan trọng khác của pháp luật là các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở châu Âu lục địa. Án lệ được áp dụng rất hạn chế ở các nước châu Âu lục địa và không có tính ràng buộc chính thức.
– Pháp luật được phân định thành công pháp và tư pháp, mặc dù việc phân định này không tuyệt đối. Hiện nay, ranh giới giữa công pháp và tư pháp không còn đậm nét như trước đây.
– Hệ thống pháp luật Civil Law dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.
Thứ hai: Hệ thống pháp luật Common Law
Hệ thống pháp luật Common Law bao gồm pháp luật của các nước Anh, Mỹ, các nước chịu ảnh hưởng của Anh như Canada, Úc… Hệ thống này mang một số đặc trưng như sau:
– Hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân sự của nước Anh là pháp luật coi trọng tiền lệ. Hệ thống pháp luật Common Law ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã.
Xem thêm : Ngày Cá tháng tư là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa khiến ai cũng trầm trồ
– Nguồn pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Common Law là án lệ, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành không phải bằng việc ban hành văn bản pháp quy mà bằng án lệ.
– Hệ thống pháp luật Common Law bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật và luật công bình. Nếu tiền lệ pháp luật các vụ việc được xem xét giải quyết trên cơ sở các án lệ thì luật công bình lại xem xét và giải quyết các vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, công lí.
– Ở hệ thống pháp luật Common Law nguyên tắc tranh tụng được áp dụng rộng rãi trong quá trình tố tụng. Trong quá trình tố tụng các bên (bên nguyên đơn và bên bị đơn; bên công tố và bên bào chữa…) luôn có sự tranh tụng, đấu trí và chứng cứ với nhau, còn thẩm phán chỉ có vai trò như người trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phán quyết. Do việc sử dụng rộng rãi án lệ nên trong những trường hợp nhất định các thẩm phán của toà án tối cao vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.
Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào?
Việt Nam thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng phát triển cho toàn xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp lý. Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối của chính trị, công cụ của giai cấp thống trị dùng để đảm bảo cho lợi ích kinh tế và giữ vững nền chuyên chính. Pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng cộng sản cầm quyền.
Việt Nam không thuộc hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law, tuy nhiên, Việt Nam có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống Civil law. Quý vị có thể tham khảo những đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law chúng tôi chia sẻ trên đây để soi rõ.
Trong hệ thống pháp luật, nguồn luật chủ yếu là các văn bản pháp luật: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị định, thông tư,…Tuy vậy, án lệ cũng là một trong những nguồn luật bởi Luật Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 thừa nhận vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước nhà và Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã kịp thời được ban hành quy định về trình tự, công bố và áp dụng án lệ. Thực tế, nhiều án lệ được ban hành có ý nghĩa lớn trong áp dụng giải quyết các tranh chấp tương tự khi văn bản luật chưa có quy định cụ thể.
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay có bao nhiêu ngành luật?
Hệ thống pháp luật Việt Nam khá đồ sộ với 12 ngành luật cơ bản như sau:
Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
Luật dân sự (Civil Law)
Luật tài chính (Finance Law)
Xem thêm : Nhảy dây có tác dụng gì? 9 tác dụng của nhảy dây đối với sức khỏe
Luật đất đai (Land Law)
Luật hành chính (Administrative Law)
Luật lao động (Labour Law)
Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
Luật hình sự (Criminal Law)
Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
Luật kinh tế (Economic Law)
Luật quốc tế (International Law)
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi giúp Quý vị giải đáp thắc mắc Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào? Trường hợp cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý độc giả có thể liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin phản hồi, chia sẻ từ Quý độc giả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp