Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn được đón nhận một cách nồng nhiệt, cho đến tận bây giờ khi nhắc đến nhà thơ Xuân Diệu chúng ta vẫn không thể quên những câu thơ như: “Yêu là chết đi trong lòng một chút” “Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn Nhưng đích thực tình yêu chỉ có một” Vậy điều gì đã làm nên tên tuổi cùng với sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông? Trong bài viết này, Sách Hay 24h xin điểm lại một số nét tiêu biểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ sách kết nối tri thức 11 tập 2
- Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực nam trung bộ Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hạnh phúc
- Hướng dẫn 3 cách thêm mã quốc gia (+84) vào số điện thoại trong Excel
- Năng lượng vĩnh cửu: Nín thở chờ một cuộc cách mạng
- Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao
- Phong vị dân gian trong các tác phẩm của Nguyễn Bính
- Những Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển Việt Nam
1. Tóm lược Tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ngoài bút danh Xuân Diệu ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ huyện Tuy Phước (Bình Định). Cha của ông là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp, Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi.
Năm 1927, ông đến Quy Nhơn học. Sau đó từ năm 1936 – 1937 ông ra Huế học một năm sau đó tốt nghiệp tú tài. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940). Đến cuối năm 1940, ông làm viên chức ở Mỹ Tho (Tiền Giang).
Xuân Diệu là thành viên thứ bảy của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài thơ của ông nhận được sự đón nhận rất nồng nhiệt của công chúng, mọi người tôn xưng ông là “ông hoàng thơ tình”. Bên cạnh việc sáng tác thơ ca, ông còn tham gia viết báo, phê bình văn học, dịch sách,…
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xem thêm: Sóng – Tiếng Lòng Thổn Thức Của Người Con Gái Khi Yêu
2. Phong cách sáng tác – Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của ông mang nhiều màu sắc khác nhau và đều để lại rất nhiều dấu ấn trong tim bạn đọc. Ông chính là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân nơi tràn đầy sự tươi mới và yêu đời mãnh liệt.
Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, chất thơ của Xuân Diệu luôn tạo ra sự khác biệt, cách dùng ngôn từ sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Ai đã một lần đọc qua thơ của Xuân Diệu chắc hẳn rằng sẽ khó lòng mà quên được bởi sức sống mãnh liệt trong những câu thơ ấy mang đến một niềm khao khát hòa mình với thiên nhiên với cuộc sống.
Xem thêm : Tuổi thọ của chó là bao nhiêu năm? Cách tính tuổi của chó
Sau cách mạng tháng 8, Xuân Diệu có hướng đi mới trong phong cách viết thơ của mình đó là ông hướng vào đời sống thực tế, nó mang đậm tính thời sự. Ý thức được trách nhiệm của một công dân Xuân Diệu miệt mài sáng tác những bài thơ chào cách mạng bằng vần thơ yêu đời.
Trong sự nghiệp văn học đồ sộ của mình, trong các tác phẩm nổi tiếng có bài thơ Vội vàng – trong tập Thơ thơ là sự kết tinh vẻ đẹp của cuộc sống ở thơ của Xuân Diệu trước cách mạng. Bài thơ mang một âm điệu vội vã, giục giã với một tâm trạng lo lắng, khắc khoải trước sự khướt từ của thời gian. Hóa ra mọi thứ đều trở nên hữu hạn khi đứng trước thời gian, bài thơ như một lời thức tỉnh đến các bạn trẻ, phải biết trân trọng thời gian và sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Thơ ca như thổi vào trong tâm trí con người một luồng gió mới và thơ của Xuân Diệu luôn khiến chúng ta phải suy ngẫm sau khi đọc.
Xem thêm: Hịch tướng sĩ – Tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam
3. Tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu
Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng,…
Văn xuôi: Ký sự thăm nước Hung, Triều lên, Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,…
Tiểu luận phê bình: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim,…
Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu, Những nhà thơ Bungari,…
4. Giải thưởng
Xuân Diệu đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, một con đường ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và một trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý
Xem thêm : Mang bầu chăm ăn cá chép vừa an thai vừa sinh con thông minh?
Ông được lập nhà tưởng niệm và nhà thờ ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc).
Xem thêm: Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc
5. Những nhận xét về Xuân Diệu
Xuân Diệu mới nhất trong nhà thơ mới – Nguyễn Tuân.
Xuân Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh – Chế Lan Viên.
Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi – Hoàng Trung Thông.
Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ cảu ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian. – Thế Lữ.
Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu – Nguyễn Đăng Mạnh.
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu – Tố Hữu.
Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời – Hoài Thanh.
Xem thêm: Giá trị hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều
Là cây bút tài năng và sự đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam, Xuân Diệu được xứng đáng với danh hiệu là một nhà thơ lớn, là tấm gương để chúng ta học tập. Hy vọng rằng sau khi đọc hết bài viết này mọi người có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ ca của Xuân Diệu. Cảm ơn các bạn vì đã luôn theo dõi Sách Hay 24H.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp