Thật ra, không phải vậy.
- Tiết lộ một ly hồng trà bao nhiêu calo? Uống hồng trà có mập không?
- Tiếng Việt lớp 3: Sự vật là gì? Từ ngữ chỉ sự vật là gì?
- Tra cứu con giáp theo năm sinh – Cách tính tuổi Can – Chi – Ngũ Hành đơn giản
- Mức lương của kỹ sư xây dựng bao nhiêu?
- Bộ luật Hồng Đức ra đời khi nào? Nội dung và giá trị của bộ Quốc triều hình luật
Sự nhầm lẫn này có lẽ bắt nguồn từ cách dịch chữ nga (鵝) trong Hán ngữ thành “ngan, ngỗng” trong tiếng Việt, chẳng hạn như loài ngỗng đen được gọi là thương nga (蒼鵝), còn thiên nga thì được viết là 天鵝. Trong quyển Nhật dụng thường đàm, Phạm Đình Hổ lại dịch “thiên nga là ngỗng trời” – một câu gồm có 2 phần: “thiên nga” (天鵞) viết bằng chữ Hán, “là ngỗng trời” (羅𪄌𡗶) viết bằng chữ Nôm.
Bạn đang xem: Lắt léo chữ nghĩa: Vịt – ngan – ngỗng – thiên nga
Chúng ta thấy gì? Hai chữ Hán nga (鵝) trong thương nga và thiên nga đều viết giống nhau. Tuy nhiên, cần phân biệt rằng vịt, ngan, ngỗng và thiên nga là những loài chim nước khác nhau, vì tuy cùng họ Vịt (Anatidae), bộ Ngỗng (Anseriformes), nhưng phần lớn chúng khác biệt về loài và chi.
Xem thêm : NÊN TRỒNG CÂY GÌ Ở BỜ AO CHỐNG XÓI MÒN SẠT LỞ ĐẤT?
– Vịt: chủ yếu là những loài chim nước, có kích thước nhỏ hơn so với con ngan, ngỗng và thiên nga. Vịt nhà có tên khoa học là Anas platyrhynchos (còn gọi là Cairina moschata), thuộc chi Anas (hay Cairina). Lưu ý: vịt khác với ngan; chỉ có vịt xiêm là đồng nghĩa với con ngan bứu mũi. Vì thế người ta thường gọi vịt xiêm loang đen trắng gọi là ngan sen; vịt xiêm trắng là ngan ré và vịt xiêm đen là ngan trâu…
– Ngan: thuộc chi Cairina, họ Anatidae (họ vịt). Loài ngan phổ biến ở Việt Nam là ngan bứu mũi, trong miền nam gọi là vịt xiêm (Cairina moschata); tuy nhiên con ngan chính cống không phải là con vịt, mà là con ngan cánh trắng (Cairina scutulata). Ngoài ra còn những loài ngan khác là ngan Pháp R51 và R71 (lông màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng hoặc trắng, trên đầu có đốm đen hoặc nâu hoặc không có đốm); ngan Pháp siêu nặng (lông trắng tuyền, mào và tích tai màu đỏ)…
– Ngỗng: ngỗng nhà có tên khoa học là Anser anser domesticus hay Anser cygnoides. Ngỗng có nhiều chi, ví dụ chi Anser (ngỗng xám), Branta (ngỗng đen) và Chen (ngỗng trắng). Những loài ngỗng phổ biến ở Việt Nam là: 1. Ngỗng xám: con lai giữa ngỗng cỏ (ngỗng sen) với các loài ngỗng khác như ngỗng sư tử Trung Quốc hay ngỗng Rheinland;
Xem thêm : Bác sĩ mách nhỏ chiêu hay trị trẻ biếng ăn
2. Ngỗng Hungary: lai tạo từ ngỗng địa phương với ngỗng sư tử Trung Quốc, thường có màu lông xám và lông trắng; 3. Ngỗng sư tử: gốc Trung Quốc; 4. Ngỗng Reinland: nhập về từ vùng Reinland của nước Đức.
– Thiên nga: là loại chim nước lớn thuộc họ Vịt (Anatidae). Thiên nga và ngỗng có quan hệ gần gũi, nhưng lại thuộc những chi khác nhau. Một số loài thiên nga phổ biến là thiên nga trắng (Cygnus olor), thiên nga đen (Cygnus atratus) và thiên nga cổ đen (Cygnus melancoryphus)…
Tóm lại, vịt, ngan, ngỗng, thiên nga là những từ chỉ các loài chim nước khác nhau, phân biệt qua chi và loài theo cách phân loại khoa học viết bằng chữ Latin kể trên. Ngoại trừ thiên nga là cách phiên Hán Việt của hai chữ 天鵝 trong Hán ngữ, những chữ còn lại đều gốc Việt, được ghi nhận bằng chữ Nôm như sau: vịt (越, 𪆧), ngan (𪇩, 狺, 鳱, 鴳) và ngỗng (𤞒, 䳍, 𪄌, 𪃍).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp