Mang thai là thời kỳ quan trọng mà không chỉ mẹ bầu cần cẩn thận mà ngay cả người chồng cũng phải kiêng cữ nhiều thứ để giữ cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh và phát triển một các tốt nhất trong suốt quá trình mang thai. Bên cạnh thắc mắc về việc mẹ bầu phải kiêng cữ gì, thì cũng có rất nhiều nam giới cũng có chung câu hỏi “Những điều chồng kiêng kỵ khi vợ mang thai” không ít. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về câu hỏi này.
- CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Phần 1)
- Trứng gà ngâm mật ong có công dụng gì?
- Chủ quan là gì? Sự khác biệt giữa chủ quan và khách quan
- Bảng tính tuổi âm 2024, 2023, 2022, 2021 chuẩn nhất
- THỜI GIAN BẢO LÃNH ANH CHỊ EM ĐI MỸ LÀ BAO LÂU?
Top 9 điều chồng kiêng kỵ khi vợ mang thai nên biết
Thời gian người vợ mang thai vừa là khoảng thời gian tràn đầy niềm hạnh phúc, những cũng là thời gian đầy vất vả của người mẹ. Vì thế mà trong thời gian này, người chồng cần biết cách động viên, bên cạnh người vợ để chăm sóc thai nhi tốt nhất trong thời gian mang thai. Sau đây sẽ là Top 9 điều chồng cần kiêng kỵ khi vợ mang thai nên biết gồm:
Bạn đang xem: Top 9 điều chồng kiêng kỵ khi vợ mang thai nên biết
- Không trách mắng, tạo áp lực cho người vợ
- Không hút thuốc lá
- Không chiều theo thói quen ăn uống của mẹ bầu hết cơ
- Không để mẹ bầu làm nhiều việc nặng
- Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
- Không giết hại, sát sinh
- Kiêng không đặt những vật dụng sắc nhọn trên đầu giường
- Không nên xem nhẹ các triệu chứng khi người vợ mang thai
- Không được quên lịch đi khám thai
1. Không trách mắng, tạo áp lực cho người vợ
Đối với phụ nữ mang thai, việc giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt quá trình thai nghén. Người chồng cần thấu hiểu và giữ cho vợ mình có tinh thần, tâm lý tốt, vui vẻ sẽ giúp đứa trẻ trong bụng mẹ được khỏe mạnh hơn, được phát triển về trí não và tâm lý của con sau này.
Sự thật là để mang thai và sinh ra một đứa trẻ thì người mẹ đã phải chịu thay đổi rất nhiều như: thay đổi về ngoại hình, tâm lý, nội tiết tố, khả năng chuyển hóa trong cơ thể… Từ đó khiến cho mẹ bầu có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, luôn lo lắng, bất an và nhiều người còn bị stress hoặc dẫn tới trầm cảm. Trong giai đoạn này, người chồng cần cố gắng thông cảm và thấu hiểu với mẹ bầu.
2. Không hút thuốc lá
Nếu như lúc chuẩn bị mang thai thì việc người chồng kiêng thuốc lá sẽ làm cải thiện chất lượng của tinh trùng, tăng khả năng thụ thai. Và đến khi người vợ mang thai thì vẫn tiếp tục kiêng không hút thuốc để mang đến sức khỏe tốt nhất cho người vợ trong quá trình mang thai. Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc người chồng hút thuốc lá trong thời gian vợ mang thai sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Hậu quả của việc này có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu, sinh non, trẻ bị thiếu cân, gặp phải các dị tật bẩm sinh… Vậy nên người chồng cần lưu ý để kiêng tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và con.
3. Không chiều theo thói quen ăn uống của mẹ bầu hết cơ
Khi người vợ ốm nghén, chắc chắn người chồng nào cũng thấy lo lắng, nóng lòng muốn cho vợ và đứa bé trong bụng được ăn ngon, chiều theo sở của mẹ bầu. Tuy vậy, người chồng nên lưu ý không để vợ mình ăn uống quá tùy ý. Bởi vì chất dinh dưỡng, những thực phẩm người mẹ nạp vào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Có rất nhiều thực phẩm, món ăn không hề tốt đôi với sức khỏe của bà bầu, vì thế người chồng những nên tìm hiểu những thực phẩm không có lợi đối với mẹ bầu, và từ đó giúp vợ kiêng cữ cho hợp lý.
4. Không để mẹ bầu làm nhiều việc nặng
Trong quá trình mang thai, nếu để mẹ bầu làm việc quá sức hoặc hoạt động nặng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, làm giảm chất dinh dưỡng đến nhau thai để nuôi thai nhi. Từ đó, làm hạn chế sự phát triển của thai nhi. Hoặc ảnh hưởng nguy hiểm hơn thì còn làm sảy thai, sinh non ở những giai đoạn nhảy cảm trong thời gian mang thai.
* Nhiều bạn đọc cũng quan tâm:
Xem thêm : Tổng hợp các mẫu thư cảm ơn khách hàng, đối tác chuyên nghiệp nhất
Sau quan hệ bao lâu thì biết mang thai
Cách giữ thai 3 tháng đầu
Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Thai phụ nên và không nên làm gì
5. Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Theo các chuyên gia cho biết, nếu mẹ bầu không xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: dọa sảy thai, chảy máu âm đạo bất thường, nhau tiền đạo, tiền sử sinh non, sảy thai, gặp vấn đề bất thường về nước ối, nhau thai… thì việc quan hệ tình dục trong quá trình mang thai sẽ không làm ảnh hưởng gì đến thai nhi vì đã được bảo vệ bởi màng ối và tử cung.
Tuy vậy, thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, lúc này thai nhi đang bước vào giai đoạn hình thành các cơ quan và bộ phận trong cơ thể để thành hình hoàn chỉnh, nên trong giai đoạn này không cần kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối nhưng nên hết sức cẩn thận, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Việc quan hệ lúc này còn phải dựa vào nhu cầu và cảm giác của người vợ có thể tăng hoặc giảm tần suất quan hệ do thay đổi về hooc-môn, sức khỏe, tâm lý.
Còn đối với 3 tháng cuối của thai kỳ, khi đó bụng của người vợ đã khá lớn, nên thường xuyên khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Bên cạnh đó, còn có các ảnh hưởng khác trong 3 tháng cuối mang thai khiến mẹ bầu không muốn quan hệ tình dục như là: sưng khớp, phù chân, đau lưng và ợ nóng. Từ những nguyên nhân đó mà khiến cảm hứng trong chuyện “chăn gối” cũng giảm đi đáng kể.
Nếu mẹ bầu trong 3 tháng cuối có những dấu hiệu như chảy máu âm đạo, nước ối rò rỉ thì khi quan hệ tình dục sẽ khiến thai nhi bị gặp nhiễm trùng. Còn với những mẹ bầu đã từng bị sinh non, hoặc gặp các cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ, thì vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục. Còn nếu mẹ bầu đang trong tình trạng hoàn toàn bình thường và thoải mái thì có thể thực hiện chuyện yêu mà không mang lại bất kỳ tác động tiêu cực nào cho thai nhi.
6. Không giết hại, sát sinh
Theo dân gian cho rằng, trong thời gian mang thai hay lúc sinh con thì không nên giết hại, sát sinh, không thực hiện các hành động như cắt tiết gà, ăn thịt chó… để tích phúc tích đức cho con cái. Và thêm lý do khác đó chính là lúc sinh con thường nguy hiểm, có nhiều ma quỷ muốn ăn huyết tanh, nếu trong thời gian này sát sinh thì làm oan gia trái chủ, không may mắn, tổn hại đến cả mẹ và con. Vì thế, không sát sinh để giúp đứa trẻ sau này lớn lên được thông minh, khỏe mạnh và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
7. Kiêng không đặt những vật dụng sắc nhọn trên đầu giường
Xem thêm : Lời nhận xét về năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất dành cho học sinh Tiểu học
Đối với những vật dụng sặc nhọn như dao, kéo… thì không nên đặt ở trên đầu giường trong thời gian người vợ mang thai. Theo dân gian cho rằng, nếu đặt những vật dụng sắc nhọn ở đầu giường sẽ tạo ra cảm giác bất an, lo lắng, nguy hiểm cho mẹ bầu. Việc để vật sắc nhọn sẽ gây ra sát khí nặng, dễ làm đau đầu, thận chí có thể bị thương nếu vô ý đụng vào.
8. Không nên xem nhẹ các triệu chứng khi người vợ mang thai
Trong suốt quá trình mang thai cả người chồng và người vợ đều cảm thấy hạnh phúc, vui sướng, nhưng bên cạnh đó người mẹ cũng gặp phải nhiều sự khó khăn, mệt mỏi cả trong đời sống và sức khỏe, để gặp phải các tình trạng như đau lưng, giãn tĩnh mạch, chuột rút, táo bón, nhiễm trùng… hoặc những biến chứng cũng dễ gặp phải trong thời kỳ mang thai như tiền sản giật, tiểu đường, dọa sảy thai, cao huyết áp, rối loạn dịch ối… Vì thế, người chồng không nên xem nhẹ các dấu hiệu sức khỏe này của vợ mà nên thường xuyên quan tâm hỏi han để chăm sóc tốt hơn cho vợ và con.
9. Không được quên lịch đi khám thai
Các cột mốc khám thai đều là những thời điểm rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi nên tuyệt đối người chồng không thể quên. Đó là vào các tuần 11 – 14, tuần 22 – 23 và tuần 31 – 32 của thai kỳ. Cả 3 giai đoạn này bắt buộc phải chú ý đưa vợ đi khám đầy đủ cho dù sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường, vì đây là lúc người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng cho thai kỳ để mang đến sự phát triển toàn diện của con và kiểm tra thai nhi có phát triển bình thường hay không.
Trên đây là những điều chồng cần kiêng kỵ khi vợ mang thai, những điều kiêng kẹ này đều được khoa học chứng minh và kiếm chứng lâu đời từ những kinh nghiệm dân gian để giúp cho mẹ và con được phát triển trong điều kiện tốt nhất, thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh. Hy vọng đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Xem thêm:
– Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế
– Địa chỉ khám và siêu âm thai tại Hà Nội
– Thai ngoài tử cung
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp