Hỏi: Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần luật sư tư vấn như sau: Tôi và vợ đã kết hôn được 3 năm, có với nhau một đứa con gái 2,5 tuổi. Cô ấy thường không chăm sóc cho con gái mà hay gửi cháu ở nhà cho ông bà nội trông nom, lo cho việc ăn uống. Hiện tại, tôi vừa phát hiện vợ tôi đang ngoại tình với người khác. Tôi muốn ly hôn nhưng cô ấy không chịu ký đơn và nói rằng tôi sẽ không giành được quyền nuôi con với cô ấy. Như vậy, tôi có thể đơn phương ly hôn và giành được quyền nuôi con không?
Trả lời: Xin cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến chúng tôi, PC Law Office xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014;
Thứ nhất, về việc đơn phương ly hôn:
- Tuổi Mậu Thìn hợp với tuổi nào trong làm ăn, tình yêu và hôn nhân
- Thoát tài khoản Microsoft: Hướng dẫn đăng xuất và xoá tài khoản
- Đăng ký tạm trú tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương? (2024)
- 7 cách làm tròn số trong Excel cực đơn giản
- Thịt thăn heo làm món gì ngon? Bật mí 10 món ngon dễ làm – Digifood
Theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Bạn đang xem: VỢ NGOẠI TÌNH, CHỒNG CÓ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON HAY KHÔNG?
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Dựa vào thông tin mà bạn cung cấp, vợ bạn đã ngoại tình trong khi giữa hai người vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân. Hành vi này đã vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ của người vợ trong thời kỳ hôn nhân quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy, nếu bạn chứng minh được hành vi ngoại tình của vợ bạn là nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn của hai bạn thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn kể cả khi vợ bạn không đồng ý.
Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con
Xem thêm : Năm 2000 có nhuận không, nhuận vào tháng mấy?
Điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo như thông tin bạn cung cấp, hai vợ chồng bạn không đạt được thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con. Do đó, để giải quyết việc nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhằm mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung, Tòa án sẽ dựa trên độ tuổi của con bạn và điều kiện của mỗi người để quyết định ai sẽ là người nuôi con.
Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp của bạn, đối với đứa con 2,5 tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi vì đây là khoảng thời gian đứa trẻ cần có mẹ để được chăm sóc, phát triển tốt nhất về mọi mặt.
Do đó, việc vợ bạn ngoại tình chỉ có thể là căn cứ để Tòa cho bạn giành quyền nuôi con nếu bạn chứng minh được rằng vì người mẹ ngoại tình mà quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… của con không được bảo đảm, chẳng hạn vợ bạn không đủ khả năng về điều kiện kinh tế cũng như không giành thời gian để chăm sóc đứa trẻ (cô ấy thường xuyên không chăm sóc, quan tâm con và ăn uống thì gửi con gái cho ông bà lo…). Đồng thời, bạn cũng cần chứng minh bạn thực sự yêu thương con và đầy đủ khả năng tiềm lực về tài chính, điều kiện chỗ ở để cho con cuộc sống tốt hơn thì Tòa án sẽ căn cứ vào bằng chứng mà bạn cung cấp để xác minh, nếu thông tin chính xác và bạn đủ điều kiện thì bạn hoàn toàn có khả năng giành quyền được nuôi con.
Xem thêm : Bật mí cho nàng 5 bí quyết nhuộm tóc màu nâu lạnh và phối đồ khí chất ngút ngàn
Ngoài ra, Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, trong trường hợp nếu bạn không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng, thăm nom cháu bé và không ai có thể cản trở quyền này của bạn.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ pclawfirm.vn@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp