CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Khi trải qua quá trình sinh sản, lao động nữ được hưởng nhiều chế độ của BHXH. Vậy khi người vợ phải sinh mổ thì chồng sẽ được nghỉ mấy ngày? Chế độ của người sinh mổ có gì khác hay không? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người chồng được nghỉ làm việc để chăm sóc vợ sinh mổ

Người chồng được nghỉ làm việc để chăm sóc vợ sinh mổ

1. Vợ sinh mổ, chồng được nghỉ mấy ngày để chăm sóc vợ?

Cùng EBH điểm qua những quyền lợi chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mà người lao động được thụ hưởng. Theo đó, căn cứ quy định tại Mục 2 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, lao động sinh con hoặc có vợ sinh con sẽ được nhận các quyền lợi sau:

1) Nghỉ việc hưởng chế độ. Lao động nữ được nghỉ việc 06 tháng trước và sau khi sinh con, lao động nam được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc tùy theo trường hợp sinh con. Thời gian nghỉ việc được tính là thời gian đóng BHXH.

2) Trợ cấp một lần khi sinh con. Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

3) Trợ cấp hàng tháng khi nghỉ việc hưởng chế độ. Lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương đóng BHXH 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhân với số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.

4) Trợ cấp dưỡng sức sau sinh. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày. Lao động nữ được hưởng trợ cấp tiền dưỡng sức sau sinh mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, khi vợ sinh người chồng cũng được nghỉ để chăm sóc vợ. Trường hợp vợ sinh mổ, cần phẫu thuật thì người chồng có thể được nghỉ tối đa lên đến 14 ngày. Theo đó, căn cứ theo quy định của Điều 34, Khoản 2 của Luật BHXH 2014, khi vợ của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, người này sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

– 05 ngày làm việc với trường hợp sinh nở bình thường.

– 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Trong trường hợp vợ sinh đôi, lao động sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc; với mỗi đứa con thứ ba trở lên, thêm 03 ngày làm việc sẽ được cộng thêm.

– Nếu vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật, lao động sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được quy định trong khoản này tính từ ngày vợ sinh con và kéo dài trong khoảng thời gian 30 ngày đầu.

Do đó, khi vợ sinh mổ, người chồng sẽ được nghỉ từ 7 tới 14 ngày và có thể cộng thêm với trường hợp vợ sinh 3 trở lên. Tuy nhiên người lao động cần lưu ý về thời gian nghỉ như sau:

1) Lao động nam nghỉ để hưởng chế độ trong vòng 30 ngày tính từ ngày vợ sinh con. Nếu họ nghỉ trước ngày vợ sinh con, thời gian này sẽ được tính là nghỉ không lương hoặc nghỉ phép.

2) Trong trường hợp nhân viên nam nghỉ nhiều lần, thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối cùng vẫn phải nằm trong 30 ngày đầu tính từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ không vượt quá quy định.

3) Nếu thời gian nghỉ của nhân viên nam trùng với thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, hoặc nghỉ không lương, thì họ sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt sau:

– Nếu chỉ mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH và mẹ qua đời sau khi sinh con, thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời gian còn lại của mẹ. Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng BHXH và qua đời sau sinh, cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Nếu cha tham gia BHXH nhưng không nghỉ khi vợ qua đời sau sinh, ngoài tiền lương, cha cũng được hưởng chế độ thai sản trong thời gian còn lại của mẹ.

– Nếu chỉ có cha tham gia BHXH và mẹ qua đời sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau sinh và không đủ sức khỏe để chăm sóc con, theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Người chồng có thể hưởng chế độ thai sản thay vợ

2. Trường hợp nào chồng được nhận chế độ thai sản BHXH thay cho vợ?

Trong một số trường hợp, người lao động nam sẽ được nhận chế độ BHXH một lần thai sản thay cho vợ nếu họ thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

(1) Nếu chỉ có lao động nam tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) và phải đóng BHXH từ ít nhất 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

(2) Nếu cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH bắt buộc, nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, trong khi người cha đã đóng BHXH từ ít nhất 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nam:

– Nếu con sinh ra hoặc nhận nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

– Nếu con sinh ra hoặc nhận nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:

+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

+ Tháng đó không đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

Mức trợ cấp một lần. Lao động nam được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn là 1,8 triệu đồng/tháng kể từ 01/7/2023. Do đó, mức trợ cấp một lần của lao động nam khi có vợ sinh con là:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở = 3.6 triệu đồng

Trên đây là những chia sẻ về quyền lợi hưởng chế độ thai sản cho người chồng khi có vợ sinh mổ. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ EBH hoặc gọi điện thoại đến số tổng đài CSKH của BHXH Việt Nam 1900 9068 (phí 1000 đồng/phút) để được trợ giúp.

Mạnh Hùng – EBH