Lật lại cái chết của Võ Tắc Thiên , hậu thế có thể dễ dàng nhận thấy, nguyên nhân tử vong của vị nữ hoàng này được ghi chép hết sức giản lược: “Tuổi già đau ốm, buộc phải thoái vị nhường ngôi cho Thái tử, một thời gian sau thì băng hà.”
Thậm chí, chính sử cũng không hề nhắc tới bất kỳ một di ngôn, di chiếu hay bút tích nào của bà trong những năm cuối đời. Bởi vậy, hậu thế không khỏi hoài nghi, phải chăng cái chết của Võ Tắc Thiên còn ẩn chứa nhiều bí mật khác?
Bạn đang xem: Màn bí mật quanh cái chết đầy khuất tất của Võ Tắc Thiên
Những năm tháng cuối đời đầy “khuất tất” của vị Nữ hoàng quyền uy
Theo nhiều chứng cứ lịch sử, các nhà sử học hiện đại của Trung Quốc đã đưa ra giả thuyết bà bị chính nam sủng của mình giết hại. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều điểm đáng ngờ sau đây:
Thứ nhất, chính sử nhà Đường sau này đều đánh giá nền chính trị của nhà Võ Chu có nhiều bất ổn vào những năm cuối, đồng thời quy hết mọi tội lỗi lên đầu hai nam sủng của Võ Tắc Thiên là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.
Nhiều tài liệu lịch sử của Đường triều còn gọi hai huynh đệ này là “Nhị Trương chi họa” (hai mối họa họ Trương). Kỳ thực, mang thân phận nam sủng, hai người này cũng chỉ giống như những phi tử hậu cung, chẳng qua vì được sủng ái mà kiêu ngạo.
Khi Võ Tắc Thiên còn ngồi vững trên ngai vàng, Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông chẳng những không nắm được thực quyền, không có chức vụ chính thức, mà ngay tới tước vị “Quốc công” cũng phải nhờ Thái Bình công chúa cầu xin nữ hoàng nhiều lần mới được ban cho.
Trên thực tế, mối họa chân chính khiến nhà Võ Chu lũng đoạn là các thế lực của chư vương đứng sau Võ Tắc Thiên. Hai nam sủng nhỏ nhoi kia chỉ có tội danh tham ô, hối lộ, nhưng lại trở thành “tội nhân” của cả một vương triều. Sự quy chụp này chứa đựng rất nhiều điểm vô lý.
Thứ hai, sau khi cuộc chính biến Thần Long nổ ra, hai anh em họ Trương phải chịu kết cục vô cùng bi thảm. Không chỉ chiụ án chém đầu, thủ cấp của Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông còn bị bêu trước thị chúng, xác bị băm thành trăm mảnh.
Ngay cả khi cuộc chính biến hoán đổi ngôi báu mang tên “Lý Đường phục tích” xảy ra, ngoại thích họ Võ mặc dù là căn nguyên của nội loạn, nhưng hầu hết chỉ bị bãi quan, không có ai vong mạng, thậm chí còn được hưởng đãi ngộ rất tốt.
Trong khi đó, chính biến Thần Long diễn ra tương đối ôn hòa, chỉ có duy nhất hai anh em họ Trương phải nhận kết cục thảm khốc. Xét về vai vế, họ còn là “nam sủng” của Võ Tắc Thiên.
Theo lẽ thường, những chuyện liên quan tới hậu cung sẽ được Hoàng tộc xử lý tương đối kín đáo và gọn ghẽ, không phô trương hay thảm khốc tới mức này.
Phải chăng, thảm án của hai anh em họ Trương xảy ra bởi một nguyên nhân bí ẩn nào khác? Hai người này liệu đã gây ra tội ác tày đình gì khiến Hoàng đế giận tới nỗi sai người chém đầu, bầm thây như vậy?
Thứ ba, sử cũ có viết vào tháng giêng năm Thần Long thứ nhất, Võ Tắc Thiên buộc phải nhường ngôi. Lúc này, bà đã ở tuổi 80, lại đau ốm tới mức “nằm liệt giường không dậy nổi”.
Bị ép nhường ngôi, lại phải chứng kiến cái chết của tình nhân trong tình huống như vậy, theo lẽ thường, người như bà sẽ “gục không dậy nổi”, thậm chí uất ức tới nỗi “cưỡi hạc quy tiên”.
Vậy nhưng, Võ Tắc Thiên vẫn tiếp tục gắng gượng được hơn 300 ngày, tới mùa đông năm ấy mới qua đời. Chi tiết mâu thuẫn ấy lại càng khiến cho hậu thế càng cảm thấy vô lý, nghi ngờ.
Xem thêm : Bánh chưng – Biểu tượng truyền thống ẩm thực ngày Tết Việt Nam
Thứ tư, Võ Tắc Thiên tuy phải nhường ngôi, nhưng Trung Tông vẫn dành cho bà rất nhiều đãi ngộ như bảo vệ tôn hào Hoàng đế, đưa bà tới Thượng Dương cung an dưỡng, cứ 10 ngày lại dẫn triều thần tới thăm hỏi một lần…
Tuy nhiên, điều đáng nói nằm ở chỗ chính sử không hề ghi chép gì về những di ngôn, bút tích của Võ Tắc Thiên vào khoảng thời gian bà “gần đất xa trời”. Đâu là nguyên nhân khiến cho các quan chép sử thời bấy giờ lưu lại một khoảng trống đáng ngờ như vậy?
Hơn nữa, Tắc Thiên tuy là mẹ ruột của Trung Tông, nhưng bản thân bà năm xưa từng giam cầm, truất ngôi Hoàng đế.
Đối mặt với những mối thâm thù năm xưa, lại thêm bao tấm gương “ruột thịt tương tàn” trong Hoàng tộc, thái độ hiếu kính của Đường Trung Tông bị coi là “điều bất thường”.
Võ Tắc Thiên – chết già hay bị nam sủng mưu sát?
Từ những điểm nghi vấn trên, chúng ta sẽ xem xét từ việc làm đã khiến Võ Tắc Thiên bị người đời mỉa mai suốt ngàn năm – nuôi dưỡng nam sủng.
Theo quan điểm nam nữ bình đẳng của người hiện đại, những nam Hoàng đế có tam cung lục viện, thì việc Võ Tắc Thiên nuôi dưỡng “nam phi” là một điều hết sức bình thường.
Vậy nhưng, trong xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, hành động này của bà chẳng khác nào dẫm đạp lên quan điểm “nam tôn nữ ti”. Hơn nữa, bản chất của việc bà hoàng nuôi nam phi hoàn toàn không ngang hàng với việc nạp thiếp của các vua ông.
Trong xã hội phong kiến, nữ nhi trưởng thành trong hoàn cảnh bị giới hạn trên nhiều phương diện. Do vận mệnh của họ bị đặt trong tay người đàn ông, nên phần lớn phụ nữ lúc bấy giờ đều mang bản tính cam chịu.
Do đó, trong suốt 5000 năm phong kiến, lịch sử Trung Quốc ghi nhận rất ít các trường hợp cung phi mưu hại Hoàng đế, họa chăng chỉ có Dương Kim Anh, Hình Thúy Liên của Minh triều mà thôi.
Vậy mới nói, ngay cả khi sở hữu tam cung lục viện, mạng sống của các ông vua chí ít vẫn không bị đe dọa.
Cho dù Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông ngày ngày tô son điểm phẩn, chịu “ân sủng” của Hoàng đế giống như nữ nhi. Nhưng với bản chất là nam nhi, lại thụ hưởng chế độ giáo dục của một xã hội nam quyền, bản thân họ có đủ động cơ, năng lực để mưu hại chủ nhân của mình.
Hơn nữa, dựa vào những bằng chứng lịch sử, ta có thể thấy rõ dã tâm của anh em họ Trương này.
Sử cũ ghi chép: Trương huynh đệ nhân phẩm kém cỏi, ỷ vào sự sủng ái của Nữ hoàng, nhận hối lộ từ bá quan, sách nhiễu dân chúng, xa xỉ hủ hóa, hãm hại trung thần, thậm chí còn có âm mưu phản nghịch.
Trên thực tế, ngay cả khi không xét tới đạo đức cá nhân, anh em họ Trương vẫn có đủ động cơ để hãm hại Hoàng đế. Theo tục lệ lúc bấy giờ, dù được sủng ái đến đâu thì khi nữ hoàng băng hà, Trương huynh đệ chỉ có thể chịu cảnh tuẫn táng chôn theo.
Bởi vậy, chứng kiến cảnh nữ chủ nhân của mình đã “gần đất xa trời”, mạng sống của bản thân cũng bị đe dọa, những người thân là “nam sủng” này sao có thể ngồi im chờ chết?
Xem thêm : Quy trình, thủ tục xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép lại, trong quãng thời gian Võ Tắc Thiên nằm liệt giường, ngay cả các đại thần đều không được phép gặp mặt, ngày đêm chỉ có hai nam sủng họ Trương ở bên cạnh hầu hạ.
Lúc này, khắp các ngả đường, ngõ phố ngoài thành đều dán đây những bức thư nặc danh tố cao “huynh đệ Dịch Chi mưu phản”.
Hơn nữa, khi nữ hoàng bệnh nặng, mọi tấu chương, chiếu chỉ, mệnh lệnh đều do anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông “truyền đạt lại”.
Người sống không thể thấy mặt, triều thần và bách tính không khỏi ngờ vực liệu Hoàng đế của họ phải chăng đã qua đời từ lâu trong tay hai kẻ nam sủng kia?
Dựa vào những chứng cứ và hàng loạt các nghi vấn trên, nhiều sử gia hiện đại đã ủng hộ quan điểm: Võ Tắc Thiên thực chất bị hai nam sủng là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông mưu sát.
Theo đó, huynh độ họ Trương đã hạ sát chủ nhân, rồi liên tục dùng danh nghĩa của nữ hoàng để phát ra hàng loạt các chế lệnh.
Việc Võ Tắc Thiên bị bệnh nặng, không thể diện kiến các đại thần, thực chất chỉ là cái cớ hoãn binh để bọn họ lộng hành, chuẩn bị cho kế hoạch mưu phản mà thôi!
Vốn dĩ, Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông không bó gối chịu chết, mà muốn học theo hoạn quan Triệu Cao thời Tần Thủy Hoàng, giả mạo thánh chỉ để hại chết Thái tử Lý Hiến, thành lập triều đình của riêng mình.
Vậy nhưng, người tính không bằng trời tính. Hai huynh đệ họ Trương vốn nghĩ rằng Lý Hiển hồ đồ, vô năng, không hề biết những mưu toan vụng về của mình từ lâu đã bị Thái tử và quần thần nhìn thấu.
Bởi vậy, đại sự chưa thành, Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông đã bị chặt đầu, bầm thây.
Về phần Võ Tắc Thiên, vị Nữ hoàng uy quyền ấy rất có thể đã bị hai nam sủng họ Trương hại chết từ lâu, chỉ còn lại cái xác khô trong tẩm cung của mình.
Nếu giả thuyết trên là chính xác, thì những hành động hiếu kính đến “bất thường” của Đường Trung Tông Lý Hiển sau này chỉ là sự dàn dựng nhằm che mắt thiên hạ mà thôi.
Mặc dù là Hoàng đế của nhà Võ Chu, nhưng xét trên vai vế, Võ Tắc Thiên vẫn là Thái hậu nhà Đường, là mẫu thân của Trung Tông, cũng là người phụ nữ được gả cho Hoàng tộc họ Lý.
Trong một gia tộc phụ hệ nhiều đời như vậy, nam giới không thể nào chịu được nỗi khuất nhục khi để cho một người phụ nữ lên ngôi vua, nạp “thiếp”, sau đó còn bị nam sủng hại chết.
Bởi vậy, nếu quả thực vị Nữ hoàng họ Võ này chết trong tay tình nhân, thì việc sử sách Đường triều che giấu việc này để bảo vệ danh dự cho hoàng tộc cũng là điều dễ hiểu.
Theo Trần Quỳnh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp