Vốn huy động của Ngân hàng thương mại
Khái niệm
Bạn đang xem: Vốn huy động của Ngân hàng thương mại là gì? Các nguồn hình thành
Vốn huy động trong tiếng Anh được gọi là Mobilized Capital.
Vốn huy động của Ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lí, sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng có yêu cầu.
Trong đó:
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận
Các nguồn vốn huy động
Xem thêm : Khám phá 6 cách xử lí khi nước vào tai có thể áp dụng ngay
Nguồn vốn huy động gồm có:
– Tiền gửi không kì hạn
– Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
– Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
– Tiền gửi phát hành kì phiếu, trái phiếu
– Các khoản tiền gửi khác
Tiền gửi không kì hạn
Xem thêm : Hướng dẫn đổi số điện thoại trên VNeID
Là loại tiền gửi mà người sở hữu nó có thể rút ra để sử dụng bất kì lúc nào. Tiền gửi không kì hạn là tiền gửi tạm thời của các tổ chức kinh tế, dân cư.
Loại này tuy biến động thường xuyên nhưng vẫn có được một số dư ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một thời kì có thể bù trừ cho nhau, nên ngân hàng ngoài việc sử dụng cho vay ngắn hạn, còn có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với số dư nêu trên.
Về nguyên tắc do mục đích người có tiền gửi không kì hạn là nhờ ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán nên đối với loại này. Ngân hàng sẽ không trả lãi hoặc trả lãi thấp.
Tiền gửi có kì hạn
Là loại tiền gửi mà chủ của nó chỉ sử dụng rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trước. Tiền gửi có kì hạn gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư… người gửi tiền nhằm mục đích sinh lời.
Do đó, Ngân hàng muốn tăng nguồn vốn này phải trả lại thỏa đáng sao cho người gửi vừa được bảo đảm an toàn về vốn vừa có khoản thu nhập hợp lí từ tiền gửi của mình.
Tiền gửi có kì hạn là nguồn vốn tương đối ổn định nên Ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay ngắn, trung và dài hạn.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, PGS.TS Phan Thị Cúc, NXB Thống kê 2008. Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp