1. Hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Khi hiến máu, bạn chỉ nên hiến dưới 1/10 lượng máu của cơ thể và điều này hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của bạn. Thông thường, sau mỗi lần hiến máu, một số chỉ số máu của cơ thể sẽ có sự thay đổi rất nhỏ nhưng hoàn toàn không có gì đáng ngại vì nó vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. Không những không gây hại cho cơ thể mà hiến máu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Cụ thể là:
Trước khi hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe: Người hiến máu cần phải đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh, không mắc một số bệnh lý nội khoa chẳng hạn như bệnh tim, thận, suy gan,… Người hiến máu sẽ được kiểm tra huyết áp, cân nặng,… trước khi tham gia hiến máu. Đây cũng chính là cơ hội để bạn kiểm tra sức khỏe mà không mất chi phí, đồng thời bạn cũng có thể phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe của mình thông qua đợt khám sức khỏe này.
Bạn đang xem: Tin tức
Hiến máu là một việc làm ý nghĩa
Người hiến máu cũng được thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản để biết về nhóm máu và một số bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, hay bệnh giang mai.
Cơ thể được kích thích khả năng tạo máu: Như chúng ta đã biết, thành phần máu gồm tế bào máu và huyết tương sẽ luôn được đổi mới. Trong đó, tủy xương chính là cơ quan tái tạo máu chính. Nhiệm vụ của nó chính là sản sinh ra những tế bào máu mới tương đương với những tế bào máu đã bị mất đi. Khoảng một tháng sau khi hiến máu, thành phần máu sẽ được hồi phục và những tế bào máu mới, khỏe mạnh được thay thế lượng máu già cỗi đã mất đi.
Trước khi hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe
Giúp làm giảm quá tải sắt trong cơ thể: Theo các nghiên cứu, cơ thể có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên mỗi ngày và được thay thế bằng những hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giúp giải phóng ra một lượng sắt. Trong đó, một phần được tái hấp thu để tạo máu mới, một phần được thải ra ngoài và một phần còn lại sẽ tồn tại trong cơ thể để làm kho dự trữ. Khi hiến máu, cơ thể sẽ được giảm lượng sắt dư thừa và quá trình thải sắt thuận lợi hơn nếu thường xuyên hiến máu.
Hơn nữa hiến máu còn giúp giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn thường xuyên hiến máu sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, từ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch.
Hơn nữa, việc hiến máu còn giúp bạn có một cảm giác rất tuyệt vời, rất hài lòng về những gì mình đã làm cho cộng đồng. Hiến máu chính là một hành động ý nghĩa, chính hành động ấy sẽ có thể cứu giúp tính mạng của một ai đó.
2. Đang ngày đèn đỏ có thể hiến máu được không?
Hiến máu là một việc làm tốt đẹp và cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Những người từ 18 đến 60 tuổi và đạt tiêu chuẩn tốt về sức khỏe, cân nặng thì đều có thể tham gia hiến máu. Cụ thể như sau:
Xem thêm : Đồng tiền Euro của nước nào? Phát hành chính thức khi nào?
Trước hết, người hiến máu phải xác nhận hoàn toàn tự nguyện khi tham gia hiến máu, có mang theo một giấy tờ có dán ảnh (có thể là bằng lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân,…), khai báo về thông tin sức khỏe của mình và có ký tên xác nhận,…
Đang trong ngày đèn đỏ, bạn không nên hiến máu
- Nữ giới muốn hiến máu thì cân nặng phải đạt từ 42kg trở lên. Trong khi đó, nam giới muốn hiến máu phải đạt từ 45kg trở lên.
- Người hiến máu phải đảm bảo không bị các bệnh mạn tính hay cấp tính theo quy định.
- Khi hiến máu, người tham gia yêu cầu tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Huyết áp ổn định, nhịp tim đều.
Với thắc mắc: Đang ngày đèn đỏ có thể hiến máu được không, các chuyên gia giải thích rằng, hiện nay chưa có quy định không cho phép phụ nữ đang có kinh nguyệt thì không được tham gia hiến máu. Tuy nhiên, phụ nữ không nên hiến máu trong thời gian này.
Nguyên nhân là khi đến “ngày đèn đỏ”, cơ thể của chị em đã phải mất đi một lượng máu và thời điểm này bạn rất dễ bị suy nhược, thiếu máu, hạ huyết áp,… chưa kể đến một số tình trạng thường gặp trong ngày nguyệt san như đau bụng kinh, đau lưng, rong kinh,… Vì thế, lời khuyên cho chị em đó là không nên hiến máu khi bạn đang trong chu kỳ và tốt nhất nên hiến máu vào thời điểm 7 ngày trước hoặc sau chu kỳ.
3. Những trường hợp cần trì hoãn tham gia hiến máu
Bên cạnh phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì những trường hợp cũng cần trì hoãn tham gia hiến máu:
Trì hoãn hiến máu trong 12 tháng đối với những trường hợp như sau:
– Phải can thiệp ngoại khoa và cần đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn.
– Mắc một số bệnh truyền nhiễm và cần khỏi bệnh trước khi tham gia hiến máu.
– Người kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
– Phụ nữ sau sinh khoảng 12 tháng mới nên hiến máu.
Xem thêm : Sinh năm 1961 năm 2014 bao nhiêu tuổi
Hiến máu giúp cơ thể kích thích khả năng tạo máu
Những trường hợp trì hoãn hiến máu trong 06 tháng:
– Là những đối tượng xăm da, bấm lỗ tai, lỗ mũi và một số vị trí khác trên cơ thể.
– Phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể của những trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh này.
– Mắc những bệnh như viêm tắc tĩnh mạch, động mạch, bị rắn cắn, nhiễm trùng huyết,…
Các trường hợp trì hoãn hiến máu trong 04 tuần:
– Là các trường hợp đã từng mắc và đã khỏi một số bệnh lý chẳng hạn như viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm dạ dày, viêm phổi, viêm phế quản, hoặc một số bệnh khác như bệnh sởi, ho gà, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, rubella, tả,…
– Các trường hợp đã kết thúc tiêm phòng một số bệnh như ung thư cổ tử cung, sởi, quai bị, thương hàn, thủy đậu, rubella,…
Các trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày:
– Những người mắc bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng mũi họng, đau nửa đầu,… cần trì hoãn hiến máu sau khoảng 7 ngày tính từ khi khỏi bệnh.
– Trì hoãn 7 ngày sau khi tiêm phòng một số loại bệnh theo quy định.
– Phụ nữ nên hiến máu sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 7 ngày.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề hiến máu và những vấn đề sức khỏe khác, có thể gọi đến số đường dây nóng 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn rõ hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp