Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
- Dao Động Điều Hòa Là Gì? Công Thức Và Bài Tập Dao Động Điều Hòa Lý 12
- 2007 hợp số nào cùng hướng dẫn dùng số hợp tuổi Đinh Hợi đúng cách?
- Một quả bóng được ném lên trên theo phương thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng
- Bệnh ghẻ Demodex ở chó có lây sang người không?
1. Vùng biển Việt Nam gồm những vùng nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm:
Bạn đang xem: Vùng biển Việt Nam gồm những bộ phận nào?
– Nội thủy;
– Lãnh hải;
– Vùng tiếp giáp lãnh hải;
– Vùng đặc quyền kinh tế;
– Thềm lục địa.
05 vùng nêu trên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Vùng biển Việt Nam gồm những bộ phận nào? (Hình từ Internet)
2. Chế độ pháp lý của các vùng thuộc vùng biển Việt Nam
2.1 Nội thủy
Điều 9 Luật biển Việt Nam 2012 quy định nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Trong đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.
Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
* Chế độ pháp lý của nội thủy
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
2.2 Lãnh hải
Lãnh hải được quy định tại Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012 là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Xem thêm : Công thức tính độ dài đường trung tuyến và bài tập minh họa
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
* Chế độ pháp lý của lãnh hải
– Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
– Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
– Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
– Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
– Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
2.3 Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. (Điều 13 Luật biển Việt Nam 2012)
* Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
– Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 Luật biển Việt Nam 2012 đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.
– Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
2.4 Vùng đặc quyền kinh tế
Theo Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
* Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
– Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
Xem thêm : Mì trứng bao nhiêu calo? Ăn mì tôm trứng nhiều có mập không?
– Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012 và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
– Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tại vùng đặc quyền kinh tế được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật biển Việt Nam 2012.
2.5 Thềm lục địa
Thềm lục địa được quy định tại Điều 17 Luật biển Việt Nam 2012 là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
– Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
– Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
* Chế độ pháp lý của thềm lục địa
– Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
– Quyền chủ quyền liên quan đến thềm lục địa có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
– Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
– Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012 và các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Như vậy, chỉ có 02 vùng là nội thủy và lãnh hải là thuộc chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Như Mai
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp