Lỗi phạt nguội ô tô vượt đèn vàng được quy định như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về lỗi vượt đèn vàng, nhưng trong một số trường hợp người tham gia giao thông có thể chịu mức phạt nặng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người vi phạm vẫn có thể bị xử phạt với mức phạt không hề thấp. Vậy quy định nào về lỗi vượt đèn vàng đối với ô tô? Hãy cùng theo dõi bài viết mà ACC chia sẻ về các Quy định về lỗi vượt đèn vàng đối với ô tô để biết thêm chi tiết về vấn đề này.

Vuot Den Vang

lỗi phạt nguội ô tô vượt đèn vàng

1. Vượt đèn vàng là gì?

Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng, theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Mức xử phạt đối với lỗi này sẽ không phân biệt là vượt đèn đỏ hay đèn vàng để đưa ra mức xử phạt cụ thể. Theo đó, lỗi này sẽ phụ thuộc vào phương tiện tham gia giao thông là loại xe nào? (xe máy, xe ô tô, xe đạp,..) và hậu quả có gây ra tại nạ hay không để xác định mức phạt riêng trong từng trường hợp. Quy định về mức xử phạt được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho nghị định 46/2016/NĐ-CP.

2. Vượt đèn vàng có bị phạt không?

Hiện nay, hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông của người dân là lỗi thường gặp, theo đó Nghị định 100/2019 quy định chung về hành vi này là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người dân vi phạm sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt là như nhau.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô có thể bị CSGT phạt tới 5 triệu đồng, tước bằng lái cao nhất 4 tháng. Quy định này đã cho thấy mức phạt lỗi vượt đèn vàng ô tô đã tăng cao hơn trước nhiều lần.

3. Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?

Tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”; thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ; chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Quy định mới nêu rõ, trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến; hoặc đã vượt quá vạch sơn “vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm; thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ; hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe; nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.

Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông; khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng; theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Không phải trường hợp nào bạn vượt đèn vàng cũng bị coi là vi phạm giao thông.

Bạn chỉ bị xác định vi phạm lỗi này. Nếu không chấp hành đèn tín hiệu giao thông theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008; về hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:

Trường hợp 1: Tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Trường hợp 2: Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”; thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi; nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Trường hợp 3: Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ; hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường. Nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.

Khi vi phạm lỗi vượt đèn vàng . Sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ . Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

4. Quy định về vượt đèn vàng

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 giải thích tín hiệu đèn màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nhà nước chính thức ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2016/BGTVT cũng đưa ra những giải thích tương tự. Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”.

Nếu không có “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá “Vạch dừng xe” thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nơi giao nhau để tránh gây nguy hiểm.

Nếu đèn tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho các phương tiện khác hoặc người đi bộ qua đường.

Người tham gia giao thông thường chỉ quan tâm đến đèn xanh và đỏ mà không biết rằng việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Luật vượt đèn vàng mới nhất là nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển chưa đi quá vạch dừng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt (trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác).

5. Vượt đèn vàng có bị giữ xe không?

Để có thể trả lời rõ việc vượt đèn vàng có bị giữ xe hay không, quý vị có thể tham khảo nội dung quy định tại các khoản 2 và khoản 3 điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP:

– Để đảm bảo việc người vi phạm lỗi thi hành quyết định xử phạt hành chính thì theo đó người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định việc tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ liên quan tới người điều khiển, phương tiên nếu vi phạm một trong những lỗi quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định cụ thể như sau:

Đối với trường hợp mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân mà vi phạm hành chính thì bị người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ như giấy tờ như bằng lái xe (giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác liên quan phương tiện, tang vật) cho đến lúc người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt. Khi tổ chức hoặc cá nhân đó mà không có tất cả các giấy tờ trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm.

Thời hạn tạm giữ phương tiện mà vi phạm hành chính là 7 ngày, tính từ ngày mà tạm giữ. Một số trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, xác minh thì không được quá 30 ngày

Thời hạn mà tạm giữ phương tiện vi phạm không vượt quá thời hạn mà ra quyết quyết định hành chính (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 126 Luật xử lý vi hành chính 2012 thì phương tiện bị tạm giữ để đảm bảo thi hành về quyết định xử phạt thì cần được trả ngay cho người mà bị xử phạt nếu thi hành xong quyết định xử phạt.

Như vậy, đối với trường hợp vượt đèn vàng vẫn có thể bị tạm giữ xe (phương tiện vi phạm), đây là một trong những lỗi được quy định cụ thể trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trong trường hợp mà người vi phạm không thể xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến người vi phạm, phương tiện vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ được phép tạm giữ phương tiện vi phạm với mục đích để đảm bảo người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt hành chính.

6. Vượt đèn vàng có bị phạt nguội không?

Phạt nguội là hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ (đã thực hiện hành vi vi phạm được một thời gian trước đó chứ không phải xử lý trực tiếp tại địa điểm vi phạm) và được ghi lại bởi hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường. Do đó, vượt đèn vàng nếu bị hệ thống camera ghi nhận được thì vẫn có mức phạt như bình thường.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể và là câu trả lời cho câu hỏi lỗi phạt nguội ô tô vượt đèn vàng. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.