Phí thẩm định giá máy móc thiết bị là chi phí mà chủ tài sản hay đơn vị yêu cầu thẩm định giá cần trả cho doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện hoạt động xác định giá trị máy móc thiết bị đó. Bảng phí thẩm định giá được dựa vài nhiều yếu tố và tuân theo các quy định của pháp luật về giao dịch kinh tế, luật giá.
- Những lưu ý khi thẩm định giá máy móc thiết bị
- Thanh lý máy móc cũ có cần thẩm định giá
Các trường hợp cần thẩm định giá máy móc thiết bị
Hiện nay ngoài trường hợp bắt buộc cần thẩm định giá cho mục đích đấu thầu, mua sắm công, thanh lý cho các cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa…thì theo Điều 31 Luật giá – Tài sản thẩm định giá:
- Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
- Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, việc thẩm định giá máy móc thiết bị hay bất kỳ tài sản nào đều có thể thực hiện khi chủ tài sản, nhà đầu tư hay đơn vị liên quan có nhu cầu thẩm định giá tài sản đó.
Xem thêm : Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Trên thực tế, việc thẩm định giá máy móc thiết bị thường được sử dụng cho các nhu cầu sau:
- Tài sản thế chấp cho khoản vay Ngân hàng, tổ chức tài chính
- Thanh lý tài sản hết khấu hao, thời hạn sử dụng.
- Đấu thầu, mua sắm công
- Góp vốn đầu tư doanh nghiệp, chia cổ phẩn
- Phần chia tài sản.
- Chuyển nhượng – sáp nhập (M&A)
- Tính thuế và hạch toán kế toán, báo cáo tài chính.
- Bảo hiểm, đền bù
- Báo cáo đại hội cổ đông
- Chứng minh tài chính
- Các mục đích khác…
Phương pháp định giá máy móc thiết bị
Phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị được dựa theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Theo đó việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá sẽ tùy thuộc vào thực trạng máy móc thiết bị (còn mới hay đã qua sử dụng, mức độ khấu hao); mục đích thẩm định giá. Từ đó, công ty thẩm định giá hay thẩm định viên sẽ lựa chọn những phương pháp định giá phù hợp nhất.
Nhìn chung, các phương pháp định giá phổ biến cho loại hình tài sản này gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chiết khấu
- Phương pháp dòng tiền (DCF)
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp tái tạo thay thế
Cách tính phí thẩm định giá máy móc thiết bị
Phí thẩm định giá máy móc thiết bị được tính theo 2 phương án
- Một là theo bảng giá thẩm định do các công ty thẩm định giá ban hành hàng năm, dựa trên nguyên tắc tính tỷ lệ phần trăm (%) nhân với tổng giá trị của Tài sản (sau khi sơ bộ giá); cộng thêm các chi phí phát sinh như Thuế giá trị gia tăng (VAT), công tác phí, phí kiểm định…
- Hai là chi phí thỏa thuận trọn gói giữa hai bên.
Xem thêm : Thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi
Sau khi thống nhất các điều khoản, phí thẩm định, nội dung yêu cầu, mục đích thẩm định…, hai bên cần văn bản hóa các nội dung trên bằng Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá và tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, luật giá.
Dịch vụ định giá máy móc thiết bị ở đâu tốt?
Nếu bạn đang có nhu cầu thẩm định giá tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, Đà Nẵng…hay các tỉnh thành phía Nam thì không thể bỏ qua thương hiệu Thẩm định giá Hoàng Quân – SunValue.
Với lợi thế hơn 22 năm kinh nghiệm chuyên sâu về thẩm định giá, hệ thống hơn 50 Chi nhánh-PGD trên toàn quốc; cơ sở dữ liệu về giá phong phú, thời gian định giá nhanh, đội ngũ thẩm định viên giàu kinh nghiệm, chứng thư uy tín được sử dụng tại hơn 85% Ngân hàng tại Việt Nam…Thẩm định giá Hoàng Quân cam kết
- Thời gian sơ bộ giá trị siêu tốc (chỉ từ 1 – 2 ngày)
- Kết quả chính xác, đáp ứng đúng “khẩu vị” cho các mục đích thẩm định giá.
- Phí thẩm định cạnh tranh nhất thị trường
- Bảo vệ giá trị sau thẩm định
- Tư vấn hướng dẫn định giá miễn phí
- Bảo mật thông tin khách hàng
Thông tin liên hệ
- Hotline: 0901 186 700
- Web: thamdinhgiahanoi.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp