Câu hỏi:
Hướng gió mùa ở nước ta là?
A.Mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc
Bạn đang xem: Hướng gió mùa ở nước ta là?
B.Mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc
C.Mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam
D.Mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam
Đáp án đúng A
Hướng gió mùa ở nước ta là mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc, ở miền Bắc có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, ở miền Nam có hai mùa là mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
Việt Nam có hai mùa gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
– Gió mùa mùa đông:
Xem thêm : Bếp hồng ngoại dùng nồi gì?
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc).
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.
+ Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
+ Trong thời gian này từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
– Gió mùa mùa hạ
+ Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.
+ Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
Xem thêm : Thần số học tính ngày âm hay dương? Ý nghĩa con số ngày sinh
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: Có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
+ Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp