Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ”Thị thơm thì dấu người thơm _Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà… – Olm

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ

6) Nhan đề bài thơ mang hàm ý bao quát,nhìn từ biển hay biển ở đây chính là tác giả? Là qua biết bao con mắt của những người lính biển,người ngư dân can trường ngà đêm bám biển?Là tấm lòng của người con ở đất liền gửi ra biển? Nhìn một đất nước ngàn năm văn hiến thì phải nhìn từ biển mới thấy hết sự lớn lao,sự đoàn kết,chia sẻ để thực hiện ”lời cha dặn từng thước đất giữ gìn”. Trứơc NVC đã có nhiều thi sỹ lấy cảm hứng từ biển,từ đảo để làm nên con chữ vần thơ,đó là thế hệ đi trước như BIỂN của Xuân Diệu,THUYỀN VÀ BIỂN của Xuân Quỳnh,v.v.nhưng đó đều là BIỂN CỦA NGỮNG NGÀY LẶNG SÓNG,BIỂN CỦA ”ANH VÀ EM”.Còn biển của NVC mang một sắc lạ,nó ” KO MỘT NGÀY YÊN Ả” bởi nhà thơ vốn đã nhìn nó dưới đau thương,dưới mất mát,hy sinh của đồng bào,đó là hải chiến HSa ,rồi bãi đá Gạc Ma với 64 chiến sỹ hải quân VN hy sinh.Ko dừng lại ở đó,do vị trí địa lý giáp biển Đông nên mỗi năm vào mùa bão(tháng 6-tháng 11),mảnh đất này lại hứng thêm biết bao thiên tai,biển cho ta nhiều nhưng cũng lấy đi quá nhiều phải ko các bạn? Nhìn TQ từ biển.Nhìn từ khó khăn ko phải để chê bai,ko phải để đọc rồi thơ dài ngao ngán,mà là ẩn chứa sâu thẳm một sự ca ngợi con người VN kiên cường, bất khuất,mạnh mẽ như những con sóng cuốn phăng sự giả dối của ai kia.

7)1. Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận. Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài. 2. Khái quát về đoạn thơ: – Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: “con ong”, “con cá”, “con chim” trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: “một thân lúa chín” – chẳng thể làm nên “mùa vàng”, “một người” – không thể tạo thành “nhân gian”. Từ đó, liên hệ và đúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng. – Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận: + Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước. + Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi. 3. Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận: – Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện) – Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh) 4. Rút ra bài học: – Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc. – Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng.

8)

  1. Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.
  2. – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
  3. Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
  4. Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.