Xây thêm gác lửng là một trong những biện pháp để mở rộng không gian cho ngôi nhà. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp xây thêm gác lửng nào cũng đều được phép. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Trường hợp xây thêm gác lửng có bị phạt không? Giải đáp chi tiết. Mời các bạn tham khảo.
1. Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý rất quan trọng đối với công trình phải có giấy phép trước khi khởi công, là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, thậm chí trong một số trường hợp sẽ quyết định số phận của công trình (bị tháo dỡ).
Bạn đang xem: Trường hợp xây thêm gác lửng có bị phạt không? Giải đáp chi tiết
Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy phép xây dựng gồm những loại sau:
- Giấy phép xây dựng mới;
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
- Giấy phép di dời công trình;
- Giấy phép xây dựng có thời hạn (là giấy phép cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng).
2. Xây thêm gác lửng có bị phạt không?
Trong Phụ lục II về phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD có quy định cách xác định Số tầng cao của công trình thuộc nhà, kết cấu dạng nhà, công trình nhiều tầng có sàn, kết cấu nhịp lớn dạng khung thuộc mục 2.1 như sau:
Số tầng cao của công trình: Tổng của tất cả các tầng trên mặt đất và tầng nửa/bán hầm nhưng không bao gồm tầng áp mái. Một số trường hợp riêng sau đây, tầng tum và các tầng lửng không tính vào Số tầng cao:
+ Tầng tum không tính vào số tầng cao của công trình khi sàn mái tum có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái.
+ Tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình trong các trường hợp sau:
++ Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: Tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới và chỉ cho phép có một tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà.
++ Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: Duy nhất 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2.
++ Các công trình khác: Tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.
Như vậy, được xây gác lửng nhưng phải đảm bảo có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới và chỉ cho phép có một tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà.
3. Xây thêm gác lửng có phải xin giấy phép xây dựng không?
Khoản 30 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
Xem thêm : 10 hãng mỹ phẩm Hàn quốc các sao hay dùng tại Việt Nam
“ Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
- Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
…c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này”.
Theo đó Điều 131 Luật xây dựng sửa đổi 2020, công trình tạm được định nghĩa như sau:
“ Điều 131. Xây dựng công trình tạm
1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
a) Thi công xây dựng công trình chính; b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
4. Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.”.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi trên, làm nhà tạm bằng tôn được miễn giấy phép xây dựng nếu nhà tôn đó được xây dựng để thi công xây dựng công trình chính hoặc sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện phê duyệt. Riêng nhà tôn sử dụng cho việc tổ chức sự kiện thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và trong thời gian tồn tại của công trình tạm.
4. Trường hợp xây thêm gác lửng bị xử phạt
Xây gác xếp chiếm quá % cho phép mà đã được cấp giấy phép xây dựng thì theo khoản 4, 13 và điểm c khoản 15 và khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
– Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
Xem thêm : Chậm kinh 2 tháng cảnh báo bệnh lý gì?
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
+ Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
– Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
Như trên đã đề cập, nhà riêng lẻ có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới. Như vậy, xây dựng gác xếp chiếm 50% diện tích của tầng 1 không vi phạm pháp luật.
Trên đây là tất cả thông tin về Trường hợp xây thêm gác lửng có bị phạt không? Giải đáp chi tiết mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp