Gần đây trên các trang mạng thông tin xã hội hay các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc lùm xùm xung quanh việc xe biển xanh, biển đỏ vi phạm giao thông và thậm chí có nhiều trường gây vi phạm giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm được quy định về xe biến đỏ là loại xe như thế nào? Và xe biển đỏ có đặc quyền gì? Hãy cùng CSGT tìm hiểu về quy định pháp luật này tại nội dung bài viết dưới đây:
- Người lái xe có nồng độ cồn dưới ngưỡng vi phạm thì có bị phạt không?
- Khám phá bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – tác giả, cấu trúc, nội dung, dàn ý, phân tích
- 7 Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản và Quan Trọng Nhất
- Bia Hà Nội Habeco thùng 24 lon x 330ml
- Tỉnh Nào Rộng Nhất Việt Nam? Top 5 Tỉnh Có Diện Tích Lớn Nhất
Căn cứ pháp lý
Bạn đang xem: Xe biển đỏ có đặc quyền gì?
- Luật giao thông dường bộ 2008
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Xe biển số đỏ là gì?
Nói một cách dễ hiểu xe biển số đỏ là biển số xe có phông chữ và số màu trắng chìm và nền biển số xe màu đỏ. Theo quy định tại Phụ lục II Thông tư 169/2021/TT-BQP, các mẫu biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc Bộ Quốc Phòng thì xe biển số đỏ còn được gọi là biển số xe quân sự.
Xe quân sự ở đây có rất nhiều dạng về hình thức như:
– Ô tô (kể cả xe cơ sở là ô tô được trang bị thiết bị đặc dụng, ô tô đầu kéo, ô tô điện);
– Xe mô tô hai bánh;
– Xe mô tô ba bánh;
– Sơ mi rơ moóc.
Các loại xe này được sử dụng cho các cơ quan chức năng và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm sử dụng cho mục đích quốc phòng.
Xe biển đỏ có đặc quyền gì?
Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn các bạn sẽ bắt gặp những phương tiện mang những biển kiểm soát màu xanh, đỏ di chuyển trên đường trong khi biển kiểm soát của phương tiện mình là màu trắng. Vậy theo pháp luật hiện hành Xe biển đỏ có đặc quyền gì?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:
Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Như vậy, căn cứ vào Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 trên thì xe của quân đội mang xe biển số đỏ đang thi hành công vụ khẩn cấp sẽ có các đặc quyền sau đây:
– Không bị giới hạn tốc độ.
– Có thể chạy xe ngược chiều.
– Không cần phải dừng đèn tín hiệu giao thông mà vẫn có thể tiếp tục di chuyển mặc dù là đèn đỏ.
– Chỉ phải tuân thủ theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng đặc quyền của xe biển số đỏ chỉ được áp dụng khi đang làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ và đèn báo.
Nếu không phải việc khẩn cấp thì các phương tiện quân sự cũng như các phương tiện tham gia giao thông bình thường, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ giao thông.
Sản xuất, sử dụng biển số xe quân sự giả để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định pháp luật thì phương tiện giao thông tham gia trên đường phải là các loại xe đã được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền, điều kiện sử dụng xe phải là xe có đầy đủ như gương xe, đèn xe, biển số xe. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà nhiều cá nhân sử dụng biển số xe quân sự giả để lưu thông phương tiện? Vậy khi sản xuất, sử dụng biển số xe quân sự giả để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm thì:
Hành vi bị nghiêm cấm
Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
…
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 29 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép như sau:
Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép
…
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
…
Như vậy, sản xuất, sử dụng biển số xe quân sự giả để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý về nặng thì về hình sự nhẹ thì bị phạt hành chính:
Xem thêm : Con Trai Đeo Nhẫn ngón nào? Ý nghĩa các ngón đeo nhẫn nam
– Về hành chính:
Hành vi sản xuất, sử dụng biển số xe giả quy định về mức xử phạt tiền:
– Từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân
– Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức
Đồng thời, biển số xe giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị tịch thu và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tuy nhiên, sản xuất, sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật cũng là đối tượng theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
– Về hình sự:
Trường hợp phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Xe biển đỏ có đặc quyền gì?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định trồng cây xanh trên vỉa hè
- Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không?
- Mua xe trả góp có bắt buộc mua bảo hiểm thân vỏ không?
Câu hỏi thường gặp:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp