Có thể nói, xe cơ giới là những phương tiện chủ yếu đang lưu thông trong hệ thống giao thông đường bộ. Tuy nhiên khôn phải ai cũng biết xe cơ giới là gì? Và Có những loại xe cơ giới nào trong hệ thống giao thông đường bộ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Xe cơ giới là gì?
Theo luật giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới là toàn bộ những loại xe sử dụng động cơ và tốn nhiều liệu gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).
Bạn đang xem: Xe cơ giới là gì? Có những loại xe cơ giới nào?
Nói một cách dễ hiểu hơn thì trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ dùng động cơ và tiêu hao nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới.
2. Những loại xe cơ giới trong hệ thống giao thông đường bộ.
Có thể thấy rằng, với câu trả lời xe cơ giới là gì? ở trên thì xe cơ giới được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể:
2.1 Nhóm xe cơ giới ô tô
Theo quy chuẩn của 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Quy định rằng xe ô tô tham gia giao thông gồm các loại sau:
- Xe ô tô con: Xe ô tô có thiết kế kích cỡ nhỏ, ít ghế ngồi, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trong xe không chở quá 9 người tương đương với 9 ghế ngồi bao gồm cả ghế người lái.
- Xe bán tải: Xe có khối lượng chở hàng hóa dưới 950kg khi tham gia giao thông. Với xe 3 bánh thì khối lượng của xe lớn hơn 400kg, trong khi tham gia giao thông thì được xem là xe con.
- Xe tải: Dòng xe ô tô được thiết kế phục vụ cho việc chở hàng hóa. Bao gồm cả xe ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các dòng xe như xe PICKUP, xe tải VAN có khối lượng chở hàng từ 950kg trở lên.
- Ô tô khách: Dòng xe ô tô lớn, có trọng lượng cao và chở nhiều hàng khách trên xe di chuyển tới nơi mong muốn. Xe được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với số lượng người trên xe lớn hơn 9 người.
- Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Dòng xe cơ giới chuyên sử dụng chở hàng hóa có thùng xe là sơ mi rơ moóc nối với ô tô đầu kéo. Đồng thời đảm nhiệm việc truyền trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo.
- Ô tô kéo rơ-moóc: Dòng xe được sản xuất riêng cho việc kéo rơ-moóc hoặc thiết kế kết cấu để kéo thêm rơ-moóc. Khối lượng kéo theo phải đúng quy định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Rơ-moóc: Đây là hệ thống trục và lốp xe thiết kế chắc chắn kết nối với xe ô tô. Mục đích để khối lượng rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.
Xem thêm : Làm thế nào để tăng cân lành mạnh?
>>> Xem thêm: Thông tin đăng ký khóa học bằng lái xe B1 tại Hà Nội
2.2 Xe cơ giới là xe mô tô
Xe mô tô hiện nay sử dụng gồm có xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh. Các loại mô tô tham gia giao thông có động cơ dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải của xe không quá 400kg. Người dân sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 thì gọi là xe máy.
2.3 Xe cơ giới là xe gắn máy
Nhiều người nhầm lẫn xe mô tô và xe gắn máy. Xe gắn máy là loại phương tiện di chuyển bằng động cơ mạnh mẽ, có thiết kế 2 hoặc 3 bánh, vận tốc thiết kế nhỏ hơn 50 km/h. Xe dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hay dung tích tương đương sẽ dưới 50 cm3.
Như vậy có thể nhận thấy rằng loại xe hàng ngày chúng ta dùng để di chuyển như Honda, Yamaha, Piagio,.. được xác định là xe mô tô chứ không phải xe gắn máy như mọi người thường lầm tưởng. Một cơ sở để xác định loại xe bạn đang sở dụng là xe mô tô hay xe gắn máy đó chính là người điều khiển xe mô tô cần có giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
3. Điều khiển xe cơ giới cần lưu ý những gì?
Hiện nay xe cơ giới chiếm số lượng nhiều và tham gia giao thông với mật độ lớn nên cần phải được kiểm soát chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng. Đồng thời, người điều khiển xe cơ giới cũng phải tự đề cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt là cần để ý các quy định về tốc độ và mức phạt những trường hợp vi phạm tốc độ quy định đối với xe cơ giới vì đây là vi phạm thường gặp khi điều khiển xe cơ giới.
Xem thêm : Tác dụng của cây lược vàng ngâm rượu như thế nào? Cách ngâm rượu lược vàng
Trên đây là những thông tin cung cấp tới bạn đọc còn đang chưa hiểu rõ về xe cơ giới là gì? Hy vọng thông qua những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có thể nhận diện được đâu là xe cơ giới và phân biệt được loại hình phương tiện mà mình đang điều khiển khi tham gia giao thông là loại xe gì.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của website chuyên đào tạo lái xe ô tô hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt
- Hotline: 1900 0329
- Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Tin tức khác:
>> Bằng lái xe mô tô là gì? Sự khác biệt giữa bằng mô tô A1 và A2.
>> Danh sách cơ sở đào tạo lái xe ô tô hàng đầu tại Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp