Phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải

Xe ô tô được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, trong đó có kinh doanh không vận tải và kinh doanh vận tải. Do vậy, các cá nhân, tổ chức cần chú ý đến vấn đề về mục đích kinh doanh vận tải hay không của phương tiện để dễ quản lý. Các quy định pháp luật xác định hình thức, mục đích khác nhau của phương tiện được sử dụng. Qua màu biển số xe, hay nội dung giấy đăng kiểm có thể xác định được xe không kinh doanh vận tải. Bài viết dưới đây của ACC về Phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Thế nào là xe kinh doanh vận tải? Các loại hình kinh doanh vận tải

Phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải

I. Sự khác nhau giữa xe kinh doanh vận tải và xe kinh doanh không vận tải

Xe kinh doanh vận tải Xe kinh doanh không vận tải Định nghĩa, phân loại Xe kinh doanh vận tải có nhiều trọng tải khác nhau. Và là xe kinh doanh vận tải, nếu mục đích sử dụng thuộc các trường hợp sau đây:

  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
  • Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
  • Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Xe không kinh doanh vận tải là những loại xe dùng trong các cơ quan, doanh nghiệp hay cho các gia đình. Các phương tiện này được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của doanh nghiệp, công ty và không thu phí khi sử dụng. Có thể dùng trong nhu cầu di chuyển của con người hoặc vận chuyển đồ vật liên quan. Gắn với công việc đi lại, di chuyển cần thiết để thực hiện hoạt động công việc liên quan.. Không phát sinh lợi nhuận trong quá trình vận chuyển. Phù hiệu Tất cả các xe tải kinh doanh vận tải đều phải gắn logo và làm phù hiệu xe. Đây là quy định mang tính bắt buộc. Nếu không thực hiện, mức phạt tối đa có thể lên đến 12 triệu đồng. Xe không kinh doanh vận tải sẽ không cần phải làm phù hiệu xe.

II. Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu

1. Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe

Tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định một bộ hồ sơ xin cấp phù hiệu vận tải phải đầy đủ các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định này

– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao công chứng các giấy tờ sau:

+ Giấy đăng kiểm

+ Giấy đăng ký xe ô tô

+ Hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký

– Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

– Giấy giới thiệu công ty (bản chính) nếu bạn đi xin phù hiệu cho xe của công ty

– CMND của người đi nộp hồ sơ bản chính hoặc công chứng

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như trên bạn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về phòng một cửa Sở giao thông vận tải nơi đặt trụ sở công ty, chi nhánh công ty

2 Thời hạn giải quyết cấp phù hiệu xe tải

– Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải.

– Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.