Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kể sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.Vậy Mã số định danh cá nhân xin ở đâu là nhanh nhất? Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh để biết thêm chi tiết nhé!
- Ý kiến của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước đậu đen rang hàng ngày?
- Hôm nay ăn gì: Bữa cơm toàn món dân dã mà ngon, không về nhà quá phí
- 1 hải lý bằng bao nhiêu km? Quy đổi hải lý sang đơn vị khác
- Danh sách bệnh viện tuyến trung ương cập nhật mới nhất
Căn cứ pháp lý
Bạn đang xem: Mã số định danh cá nhân xin ở đâu
– Luật Hộ tịch 2014
– Luật Cư trú 2020
– Luật Căn cước công dân 2014
– Thông tư 04/2020/TT-BTP
– Thông tư 59/2021/TT-BCA
– Thông tư 60/2021/TT-BCA
– Nghị định 137/2015/NĐ-CP
– Nghị định 30/2021/NĐ-CP
– Nghị định 37/2021/NĐ-CP
Mã số định danh cá nhân là gì?
Mã định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp. Mỗi công dân được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
Số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Khi đủ tuổi được cấp Căn cước công dân, số của Căn cước công dân cũng chính là mã định danh cá nhân.
Cấu tạo mã số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kể sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Mã số trong số định danh cá nhân:
– Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, có các số từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
– Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh như:
+ Thế kỷ 20 ( từ năm 1900 đến hết năm 1999 ): nam 0, nữ 1.
+ Thế kỷ 21 ( tử năm 2000 đến hết 2099 ): nam 2, nữ 3.
+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
Xem thêm : Top 7 cách gội đầu bằng lá ổi trị rụng tóc được chị em ưa thích
Mã số định danh cá nhân xin ở đâu
Thời điểm cấp số định danh cá nhân:
– Công dân được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh.
– Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Trường hợp đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho sau khi công dân đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh.
Trình tự, thủ tục cấp mã số định danh cá nhân
Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thâp các thông tin sau đây để cấp số định cá nhân :
– Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
– Ngày, tháng, năm sinh.
– Giới tính.
– Nơi đăng ký khai sinh.
– Quê quán.
– Dân tộc.
– Quốc tịch.
– Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mang internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP quy định về hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
– Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.
– Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.
– Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
– Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Nghị định 37/2021/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.
Mã số định danh cá nhân xin ở đâu
Trường hợp 1: Bạn đã làm chứng minh nhân dân
Khi bạn đã là Chứng minh nhân dân thì bạn có thể tra cứu mã xác định online một cách dễ dàng bằng các bước thao tác sau:
Xem thêm : Đột biến là gì?
Bước 1: Bạn cần tạo một tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Truy cấp vào trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.
Nhấn vào mục Đăng ký để tạo tài khoản.
Chọn mục Công dân, sau đó chọn mục Thuê bao di động.
Tiến hành điền các thông tin trên mục đăng ký, sau đó chọn mục Đăng ký.
Xác thực bằng mã OTP, sau đó bấm Xác nhận.
Tạo tên đăng nhập bằng số thẻ Chứng minh nhân dân; sau đó tạo mật khẩu; sau đó chọn mục đăng nhập.
Bước 2: Bạn truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
Truy cập vào trang web https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Nhấn vào mục đăng nhập chọn Mục Tài khoản DVC Quốc gia (do đã tạo tài khoản trước nên hệ thống sẽ tự đăng nhập vào cho bạn luôn)
Chọn mục Dịch vụ công; sau đó chọn tiếp mục Thông tin lưu trú.
Kéo xuống mục Thông tin người thông báo có hiện Mục ĐDCN/CCCD/CMND sẽ hiện mã định danh của bạn.
Trường hợp 2: Bạn chưa làm thẻ căn cước công dân
Trong trường hợp này bạn có thể xem:
Tại Giấy khai sinh của bạn tại mục Số định danh cá nhân.
Trong trường hợp giấy khai sinh của bạn không đề cập thì bạn cần đến Công an các địa phương ở cấp phường, xã nơi thường trú để xin mã số định danh.
Khi công dân đủ 14 tuổi làm căn cước công dân thì mã trên thẻ căn cước công dân cũng chính là số căn cước công dân.
Quy định về việc huỷ và xác lập lại mã số định danh cá nhân
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân như sau:
– Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
– Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
– Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2021/TT-BCA. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác.
– Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại.
– Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định.
Trên đây là một số tư vấn về vấn đề Mã số định danh cá nhân xin ở đâu của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mã số định danh của bản thân và biết phải xin mã số định danh ở đâu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp