Hiện nay có rất nhiều trường hợp chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ xin trích lục địa chính, khi có tranh chấp đất xảy ra phải xin trích lục bản đồ địa chính thì thù tục, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính được quy định như thế nào
- Trứng luộc bao nhiêu phút? Hướng dẫn công thức luộc trứng từng loại cực ngon
- Năm 2024, giá đền bù đất trồng lúa là bao nhiêu?
- "Không nên trồng cây cảnh lưỡi hổ trong nhà", tại sao có người hiểu lầm như vậy?
- 4 quán sủi cảo nổi tiếng nhất nhì quận 11, khách chờ ăn đông nghịt mỗi tối
- TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 13 (có đáp án 2024): Khái niệm về mạch điện tử điều khiển
Trích lục bản đồ địa chính là gì?
Bạn đang xem: Trích lục bản đồ địa chính là gì? Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính?
Căn cứ theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, có thể hiểu trích lục bản đồ địa chính là hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất với các nội dung như:
– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số,…
– Diện tích (mét vuông);
– Mục đích sử dụng đất;
– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;
– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
– Bản vẽ thửa đất gồm thông tin về sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa.
Trích lục bản đồ địa chính là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có;
Trích lục bản đồ địa chính về bản chất không phải là một văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mà chỉ có ý nghĩa cung cấp những thông tin, đặc điểm của một thửa đất nhất định; là bằng chứng trong các vụ việc giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.
Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính
+ Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Khi có yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất;
+ Xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính
Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT Hồ sơ cấp trích lục bản đồ địa chính cần có những giấy tờ sau
+ Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất;
+ Giấy tờ pháp lý cá nhân của người xin trích lục;
+ Giấy ủy quyền nhờ người khác thực hiện;
+ Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.
Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai
Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
Xem thêm : 6 món quà vặt ngon khó cưỡng làm từ gạo nếp
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu;
– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có);
– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:
– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể;
– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân;
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật;
– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).
Bước 3. Trả kết quả
– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.
Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính thì cần chuẩn bị các giấy tờ đã nêu trên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp