Tổng hợp mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Tổng hợp mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Tổng hợp mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
+ Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
+ Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
+ Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Xem thêm : 1 gói bim bim, snack bao nhiêu calo? Ăn bim bim có béo không? |Món Miền Trung
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
+ Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
+ Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
(Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
2. Tổng hợp mức phạt vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
(i) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
(ii) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
(iii) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
Xem thêm : Quy định 8 hình thức kỷ luật trong Bộ Quốc phòng
(iv) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
(v) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
(vi) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
(vii) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi (i).
+ Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm (ii) đến (vii).
(Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp