Chị bán thịt lợn tiết lộ bộ phận ngon nhất, bổ nhất và khó mua nhất của con lợn: Xương lưỡi liềm

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video xương lưỡi liềm của lợn nằm ở đâu

Xương lưỡi liềm là phần thịt nào của con lợn?

Bộ phận này của lợn dù làm món gì cũng rất ngon, đặc biệt là nướng. Hơn nữa chúng còn giàu collagen, canxi tốt cho cơ thể.

Thịt lợn vô cùng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, có khi chúng xuất hiện trong cả 3 bữa cơm hàng ngày. Từ tai lợn, đến lòng lợn, phổi lợn… đều có thể tận dụng để làm thức ăn. Hơn nữa, thịt lợn còn rất dễ chế biến, có thể làm ra được nhiều món ăn từ luộc, rang, chiên, nướng, kho đều rất ngon.

Nhiều người cứ nghĩ phần thịt lợn là ngon nhất mà bỏ lỡ đi 2 bộ phận cực quý giá nhưng chẳng mấy ai mua, thậm chí người bán còn muốn giữ làm của riêng vì quá ngon và bổ.

Trong cuộc sống hàng ngày, thịt lợn được mọi người ăn nhiều nhất và giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, nhưng bạn có biết bộ phận nào của lợn là quý nhất không?

Với kinh nghiệm nhiều năm, những người bán thịt tiết lộ phần ngon nhất trên con lợn thuộc xương lưỡi liềm.

Xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của lợn, nó là nơi kết nối giữa xương ống và xương quạt. Phần xương này có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm, nó chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin. Rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực, đặc biệt phụ nữ có sức khỏe yếu, muốn làm đẹp da thì càng nên ăn phần thịt này.

Xương lưỡi liềm dù làm món gì cũng rất ngon, đặc biệt là nướng. Ngoài ra, bộ phận này còn có thể dùng để hầm thành canh hay xào rau củ, món nào cũng thơm, giòn.

Cũng vì xương lưỡi liềm trên lợn không nhiều nên người bán ít khi bán cho khách, họ thường giữ lại để ăn hoặc bán cho người thân, bạn bè. Ảnh: Siẻuthithiennhien

Một số người bán vì biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến. Nhưng điều quan trọng hơn cả hương vị đó là xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ bộ phận có giá trị này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.

Ăn phần xương lưỡi liềm, cơ thể nhận được 3 lợi ích nào?

1. Bổ sung canxi

Sụn của xương lưỡi liềm có chứa nhiều canxi. Thường xuyên sử dụng bộ phận này sẽ giúp xương phát triển và khỏe mạnh. Đối với trẻ nhỏ đang độ tuổi tăng trưởng, sụn có thể là một loại thuốc tuyệt vời, giúp trẻ phát triển xương khỏe mạnh, thúc đẩy trẻ cao hơn và có xương chắc khỏe hơn.

Cơ thể khi thiếu canxi sẽ gây ra nhiều triệu chứng, ví dụ như bị chuột rút ở bàn chân, bàn tay, gãy xương, trật khớp… Do đó việc bổ sung xương lưỡi liềm vào chế độ ăn là một cách nuôi dưỡng sức khỏe rất tốt.

Chị em nào muốn bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan thì còn chờ đợi gì mà không tìm mua xương lưỡi liềm về chế biến. Ảnh: Bepxinh

2. Bổ sung collagen

Phụ nữ yêu làm đẹp đều biết đến vai trò của collagen. Collagen là một loại protein phổ biến, có mặt trong da, xương, khớp, tóc… Nếu thiếu collagen, làn da sẽ khô sạm, tóc dễ gãy rụng, xương khớp yếu ớt.

Phần sụn ở xương lưỡi liềm có thể cung cấp collagen cho cơ thể. Collagen giúp hỗ trợ các khớp khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và giúp cho làn da đàn hồi tốt hơn.

Chính vì dưỡng chất trong chúng, xương lưỡi liềm thường được ưu tiên cho người già bồi dưỡng sau ốm hoặc thúc trẻ nhanh lớn. Ảnh: SH

3. Bổ sung vitamin

Xương lưỡi liềm cũng chứa nhiều phốt pho và một số vitamin, có thể đáp ứng nhu cầu về năng lượng của cơ thể. Đồng thời, các nguyên tố vi lượng trong xương lưỡi liềm hoạt động như 1 loại “thuốc bổ” giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng để phòng tránh những tác nhân gây bệnh.

Lưu ý:

Sụn lợn, xương lưỡi liềm dù là bộ phận chứa nhiều canxi và phốt pho, cũng như nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt, vì không dễ tiêu hóa. Mỗi tuần chỉ nên tiêu thụ 1-2 lần.

Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày và gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, răng miệng cần ninh kỹ xương lưỡi liềm cho mềm, thời gian nấu cần lâu hơn các phần thịt khác.