Cây xương rồng trị gai cột sống – Thực hư như thế nào?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video xương rồng tai thỏ trị bệnh gì

Gai cột sống ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, kéo dài dai dẳng nên những cách điều trị hiệu quả cũng được quan tâm đặc biệt. Liệu rằng xương rồng trị gai cột sống có hiệu quả thật hay không, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Tác dụng của cây xương rồng trong điều trị gai cột sống

Không khó để bắt gặp hình ảnh các cây xương rồng được trưng bày hay trang trí nhà cửa nhưng có lẽ ít ai biết đến tác dụng không ngờ của chúng trong y học, đặc biệt là trong việc điều trị gai cột sống.

Trong y học hiện đại, cây xương rồng có chứa tartric, taraxerol, euphorbol, friedelan-3a-ol… đây là những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu sưng, giảm viêm, giảm đau nhức và có thể dùng hỗ trợ trong điều trị bệnh xương khớp như: Viêm khớp, thoát vị, thoái hóa….

Theo Đông y xương rồng là một loại cây mọng nước, có vị đắng, tính hàn. Đây là dược liệu dùng điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có gai cột sống.

Tùy theo từng phần của cây xương rồng có chúng có công dụng khác nhau, cây xương rồng có 4 phần được dùng trong Đông y là phần thân cây, phần lá, nhựa cây và nhị hoa.

  • Phần thân cây: Có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng.
  • Phần lá: Có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ.
  • Nhựa cây: Có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa.
  • Nhị hoa: Có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng.

Đối với bệnh gai cột sống, xương rồng được dùng nhiều vì có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và đây cùng là một dược liệu có khả năng hạn chế sự phát triển của gai xương từ đó giúp giảm các triệu chứng và điều trị bệnh gai cột sống.

Cây xương rồng trị gai cột sống - Thực hư như thế nào? 1Xương rồng là dược liệu tốt trong điều trị gai cột sống

Nên dùng loại xương rồng nào trị gai cột sống?

Xương rồng là cây mọng nước, có thể cao đến 5m, phân cành nhiều, mép có u nhọn không đều, lá cây biến đổi thành gai. Theo các nghiên cứu cho thấy trên thế giới có hơn 1500 – 1800 loài xương rồng có hình thái và màu sắc khác nhau. Trong đó có 2 loại chính được biết đến có khả năng điều trị gai cột sống là xương rồng 3 chia và xương rồng bẹ.

  • Xương rồng 3 chia hay còn gọi là xương rồng 3 cạnh, đây là cây mọng nước có chiều cao từ 1 – 3 m, trên các cạnh lồi có lá với cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm nhỏ có màu vàng hoặc đỏ và có quả màu xanh.
  • Xương rồng bẹ còn gọi là xương rồng tai thỏ vì trên thân cây mọc nhiều nhánh có hình dáng trông giống như tai thỏ. Nhánh mọc sau sẽ có kích thước nhỏ hơn nhánh mọc trước. Cây có gai bao phủ toàn thân, phần quả khi chưa chín có màu xanh và lúc chín chuyển qua màu đỏ.

4 cách dùng cây xương rồng như thế nào để điều trị gai cột sống?

Dưới đây là 4 cách dùng xương rồng trị gai cột sống, bạn có thể tham khảo nhé.

Uống nước ép xương rồng

Uống nước ép là cách tốt cho người bệnh gai cột sống hấp thu được tối đa các vitamin và dưỡng chất có trong xương rồng.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 bẹ xương rồng non và tươi.
  • Bước 2: Bỏ hết gai và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ bớt độc tố.
  • Bước 3: Cắt nhỏ xương rồng đã sơ chế, sau đó vào ép hoặc giã nát vắt lấy nước, bỏ phần bã.
  • Bước 4: Tùy khẩu vị của người bệnh mà có thể thêm ít đường hoặc muối. Mỗi ngày sử dụng khoảng 20ml nước ép nguyên chất sẽ thấy tình trạng đau nhức được cải thiện.

Đắp xương rồng bẹ

Có thể giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gai cột sống gây ra bằng cách đắp xương rồng bẹ. Lưu ý, bạn cần phải bỏ đi hoàn toàn gai xương rồng để tránh gây trầy xước da.

Cây xương rồng trị gai cột sống - Thực hư như thế nào? 2Giảm đau gai cột sống bằng bài thuốc đắp xương rồng bẹ

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 lá xương rồng bẹ và một nắm muối biển.
  • Bước 2: Gọt bỏ phần gai xương rồng rồi rửa sạch bằng nước, sau đó ngâm một ít muối để sát khuẩn.
  • Bước 3: Nướng xương rồng trên bếp than trong 5 phút, nhớ trở đều để chín cả 2 mặt.
  • Bước 4: Cho xương rồng vào túi chườm rồi chườm nhẹ lên vùng cột sống có gai xương. Đắp trong vòng 5 – 10 phút, có thể cho lên bếp để nướng lại khi hết nóng.

Người bệnh nên thực hiện cách này mỗi ngày để thấy được hiệu quả điều trị cao nhất.

Kết hợp xương rồng và lá lốt

Bên cạnh xương rồng, lá lốt cũng có tác dụng tiêu viêm và giảm đau nhức trong bệnh gai cột sống. Nên việc kết hợp xương rồng và lá lốt được nhận thấy có hiệu quả cao và được ứng dụng rộng rãi.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 bẹ xương rồng, một nắm lá lốt và một ít muối hột.
  • Bước 2: Làm sạch gai xương rồng và vỏ rồi ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bớt nhựa.
  • Bước 3: Lá lốt rửa sạch rồi cho vào giã nát cùng với xương rồng.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp trên vào túi chườm rồi chườm lên nơi bị gai cột sống trong 20 – 30 phút để các hoạt chất có thể ngấm đều vào da.

Xương rồng nấu cá lóc

Xương rồng nấu cá lóc là một món ăn ngon bổ dưỡng vào thực đơn chế biến các món ăn của bạn .

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 khúc xương rồng đã được cắt làm 3 mỗi phần khoảng 10cm, gia vị và 1 con cá lóc.
  • Bước 2: Bỏ gai xương rồng rồi ngâm cùng muối để loại bỏ phần mủ. Sơ chế cá lóc và ướp gia vị vừa ăn.
  • Bước 3: Cho cá lóc và xương rồng vào nồi, thêm nước vừa khít là đủ. Nấu với lửa nhỏ trong 10 – 15 phút đến khi gần cạn nước là đã có một món ngon trong bữa ăn.

Cần lưu ý gì khi điều trị gai cột sống bằng cây xương rồng?

Mặc dù trị gai cột sống bằng xương rồng được đánh giá là biện pháp an toàn nhưng vẫn có một số điểm người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Phải bỏ sạch gai xương rồng trước khi sử dụng để không đâm vào da gây chảy máu, nhiễm trùng.
  • Mủ xương rồng được biết có thể gây mù mắt, sưng tấy da và kích ứng tiêu hoá vì chúng có độc. Vì vậy cần chọn đúng loại không có độc và đeo găng tay trong quá trình chế biến, tránh để mủ văng vào mắt.
  • Cần đảm bảo nhiệt độ khi chườm lên da tránh gây bỏng da.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho bú, người bệnh có bệnh viêm mũi, hen.
  • Tuyệt đối không lạm dụng phương pháp điều trị này vì đây chỉ là các kinh nghiệm từ dân gian chứ chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rõ ràng về hiệu quả điều trị.
  • Ngoài ra, người bệnh không nên ngồi quá lâu hoặc mang vác vật nặng. Có thể tập luyện nhẹ nhàng để thư giãn cột sống và thúc đẩy tuần hoàn máu đến vị trí bị tổn thương.
  • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, nhất là canxi.
Cây xương rồng trị gai cột sống - Thực hư như thế nào? 3Cần loại bỏ sạch gai xương rồng trước khi sử dụng để không đâm vào da

Liệu rằng có hiệu quả khi dùng cây xương rồng trị gai cột sống?

Dùng cây xương rồng trị gai cột sống là một bài thuốc dân gian truyền miệng dễ thực hiện tại nhà. Tác dụng giảm sưng đau và tăng khả năng vận động của người bệnh cũng đã được ghi nhận. Nếu áp dụng đều đặn có thể cải thiện bệnh giúp ngăn chặn sự phát triển của gai xương từ đó giảm các biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ không phải phương pháp điều trị triệt để. Không lạm dụng và phụ thuộc tuyệt đối vào phương pháp này, đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Xương rồng có những hiệu quả nhất định trong điều trị gai cột sống tuy nhiên cần sự kiên trì để thấy được hiệu quả. Trong quá trình sử dụng cũng cần lưu ý những điều đặc biệt đã nêu trên. Hy vọng những thông tin trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp ích cho bạn.