Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940), tung bay ở nhiều địa phương và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Khi phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Cũng có thuyết cho rằng vợ chồng nhà cách mạng Lê Hồng Phong và Bí thư thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn Nguyễn Thị Minh Khai sáng tạo để kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng.
Bạn đang xem: Những ý nghĩa đặc biệt trong Quốc kỳ Việt Nam
Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.
Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Xem thêm : Hủy kết bạn trên Zalo có mất tin nhắn không ?
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Tháng 5/1941 Mặt trận Việt Minh thành lập, trong Chương trình Việt Minh ghi rõ: “ Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên nói về Quốc kỳ nước ta.
Trung tuần tháng 8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ( thuộc tỉnh Tuyên Quang ) quyết định lấy cờ Việt Minh (cờ đỏ sao vàng 5 cánh) là cờ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.
Lá Cờ Đỏ Sao Vàng là linh hồn của một dân tộc, là hồn nước, là niềm tự hào, một biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của nước khác lên bản sắc dân tộc Việt Nam. Lá cờ biểu thị cho tình thương, là một nước có chủ quyền, có nền dân chủ, tự do.
Nền cờ đỏ thể hiện cho nhiệt huyết cách mạng, tượng trưng cho máu và nước mắt đã rơi xuống vì nền độc lập của nước nhà. Màu vàng của ngôi sao ở chính giữa là biểu tượng của linh hồn dân tộc. Năm cánh sao vàng đại diện cho các tầng lớp nhân dân cùng nhau đoàn kết chiến đấu, xây dựng đất nước.
Đến nay, qua một số lần sửa đổi, quốc kỳ Việt Nam là hình ngôi sao năm cánh vàng nét thẳng trên nền cờ đỏ luôn là biểu tượng luôn mang theo hoặc ghi nhớ của mọi người dân Việt Nam khi có các sự kiện mang tầm quốc gia quốc tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp