Tôn sư trọng đạo là gì?

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, trong đó nổi bật là truyền thống tôn sư trọng đạo. Là truyền thống đạo đức sớm được hình thành, kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, nhưng không phải ai cũng đưa ra được khái niệm tôn sư trọng đạo là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đó.

Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó:

– Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.

– Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

Tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Biểu hiện cụ thể của truyền thống đạo đức tôn sư trọng đạo sẽ được nêu trong phần tiếp theo của bài viết.

y nghia cua ton su trong dao la gi

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Từ việc tìm hiểu Tôn sự trọng đạo là gì, ta thấy tôn sư trọng đạo được biểu hiện như sau:

– Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô.

Tôn sư trọng đạo là biểu hiện cần thiết đối với tất cả moi người. Mỗi người cần yêu thương, kính trọng thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Bên cạnh đó, cần lễ phép khi giao tiếp với thầy cô, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hoặc có các hành vi, cử chỉ không đúng mực. Đồng thời, luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ lời thầy cô dạy để trở thành người có ích cho xã hội. Đặc biệt, học sinh, sinh viên cần chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao trong học tập.

– Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.

Ở Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo. Đồng thời là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy cô giáo của mình. Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, học sinh – sinh viên trên khắp cả nước lại nô nức hái những bông hoa điểm mười để dành tặng thầy cô. Đó là món quà quý giá nhất để thể hiện lòng biết ơn.

– Bên cạnh đó, tôn sư trọng đạo còn được thể hiện thông qua sự quan tâm của xã hội đối với nhà giáo.

Có thể khẳng định, trong xã hội hầu hết mọi người luôn dành tình cảm kính mến, tôn trọng đối với giáo viên; sự quan tâm đối với nền giáo dục, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên giúp cho học yên tâm công tác.

Đặc biệt, Nhà nước luôn thể hiện sự quan đặc biệt đối với nhà giáo thông qua các chính sách tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp cho giáo viên. Đồng thời tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp tạo môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện.

Qua tìm hiểu tôn sư trọng đạo là gì, giúp cho chúng ta nhận thấy được ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” luôn là phẩm chất đạo đức luôn coi trọng nhằm đền đáp công lao của những người thầy thầm lặng truyền đạt kiến thức, giáo dục con người. Người xưa thường dạy: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, tức là một chữ là thầy nửa chữ cũng mang ơn người thầy. Ta thấy rằng, vai trò của người thầy sớm được ghi nhận trong xã hội. Sinh thời, thủ tướng Phạm Đồng từng nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Khác với các nghề khác, sản phẩm của giáo dục và công lao của người thầy chính là tạo ra con người. Bên cạnh đó, kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu nói về công lao của người thầy, chẳng hạn:

“ Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

(Ca dao)

Hay

“ Không thầy đố mày làm nên”

(Tục ngữ)

Tôn sư trọng không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ vai trò của giáo dục, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước có nhiều chính sách phát triển đối với lĩnh vực giáo dục nhằm tạo ra một thế hệ mới có hàm lượng tri thức cao. Không chỉ vậy, Nhà nước còn xác định ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh các nhà giáo Việt Nam.

Là một truyền thống đạo đức và văn hóa và tốt đẹp của dân tộc, tôn sư trọng đạo có ý nghĩa giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung. Đồng thời, coi trọng đạo lý làm người con giúp con người có khả năng tiến xa hơn trong học tập, gặt hái được những thành công lớn trong sự nghiệp.

Như vậy, rèn luyện đạo đức tôn sư trọng đạo có ý nghĩa lớn để hoàn thiện bản thân. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để con người đạt được những thành công trong cuộc sống.

Qua những nội dung trên ta thấy rằng tôn sư trọng đạo là biểu hiện cần thiết ở mỗi người. Để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc, mỗi người cần hiểu đúng tôn sư trọng đạo là gì? Đồng thời, cần phải có tình cảm, thái độ biết ơn, tôn trọng, kính mến và luôn nỗ lực, phấn đấu để trở thành trò giỏi đối với thầy cô giáo và người công dân có ích với xã hội.