Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư [Cập nhật 2024]

Giá trị thặng dư được xem là một trong những khái niệm rất quan trọng đối với các ngành, nhất là cách ngành kinh tế, đây còn được ví như là phát minh quan trọng chỉ đứng sau duy vật lịch sử của C.Mác. Tuy nhiên, vấn đề này còn khá trừu tượng. Bài viết dưới đây của ACC về Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư [Cập nhật 2022] hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư [Cập nhật 2022]

I. Giá trị thặng dư là gì?

Được tạo ra bởi công nhân hay người lao động, giá trị thặng dư là mức độ dôi ra, vượt khỏi giá trị sức lao động. Bị chiếm dụng bởi nhà tư bản, giá trị thặng dư tạo nên nguồn lợi, thu nhập cho giai cấp bóc lột hay người chủ lao động.

Khi xem xét học thuyết C. Mác, tầm quan trọng của lý thuyết về giá trị thặng dư được ví như “hòn đá tảng” trong lý luận kinh tế – chính trị bởi nhà triết học này.

Là phát kiến vĩ đại nhất của nhà tư tưởng C. Mác, học thuyết về giá trị thặng dư đã làm sáng tỏ bản chất, nguồn gốc của mối quan hệ sản xuất trong môi trường tư bản.

Khi sức lao động chuyển thành hàng hóa, tiền tệ sẽ mang hình thái của tư bản và xuất hiện mối quan hệ mới trong sản xuất: quan hệ giữa người lao động và nhà tư bản. Mối quan hệ này bản chất là sự chiếm đoạt giá trị thặng dư.

Như vậy, người chủ lao động hay nhà tư bản bóc lột người lao động hoặc công nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư sẽ càng cao.

II. Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư

Học thuyết về giá trị thặng dư của Các Mác được ra đời trên cơ sở từ việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ các phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Với việc ra đời học thuyết này đã vạch trần, làm rõ thực chất sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, là cội nguồn của việc đối lập kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, cơ sở vũ trang của giai cấp vô sản và lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn mà học thuyết giá trị thặng dư này đem lại không chỉ dừng ở đó. Học thuyết này còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong hiện nay và đặc biệt đối với quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội và cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc vận dụng các nội dung của học thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo tính phù hợp và khoa học, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Có thể thấy rõ trên học thuyết và thực tế thì giá trị thặng dư là nguồn cấu thành động lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là đối với nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm là giá trị thặng được sản xuất ra này nhằm phục vụ cho ai, cho nhân dân hay xã hội…? Vấn đề này thuộc về ngay từ góc độ nhận thức, do đó, cần quán triệt và làm rõ một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, để có thể tạo ra được giá trị thặng dư thì người công nhân, người lao động phải đạt được một năng suất lao động nhất định phù hợp với một độ dài ngày lao động nhất định và cường độ lao động nhất định. Khi muốn tạo ra và tăng thêm nguồn giá trị thặng dư thì phải kết hợp, thực hiện đồng thời làm việc với cường độ lao động phù hợp song song với việc tăng năng suất lao động kèm theo đó phải lao động làm việc đủ giờ lao động trong ngày quy định.

Thứ hai, phải tập trung nhấn mạnh, coi trọng việc tăng năng suất lao động và trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu sản xuất và những ngành thuộc sản xuất tư liệu sinh hoạt. Thời gian lao động cần thiết ở đây chính là thời gian bù lại những giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết nhằm mở rộng, tái sản xuất sức lao động. Do vậy, muốn nhanh chóng rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết dẫn đến kéo dài thêm thời gian lao động thặng dư để làm tăng giá trị thặng dư thì cần phải hạ thấp giá của trị tư liệu sinh hoạt bằng cách làm tăng năng suất lao động và trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu về sinh hoạt để từ đó cải thiện hơn nữa đời sống của người lao động, góp phần làm tăng giá trị thặng dư tương đối nhằm tăng thêm nguồn tích lũy để có thể tiếp tục mở rộng tái sản xuất và đầu tư thêm vào nhiều các ngành nghề khác nhau theo mong muốn.

Thứ ba, cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của nhân tố vật chất và nhân tố con người trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị. Quá trình lao động của công nhân lao động tạo ra các giá trị sử dụng. Sức sản xuất lao động của người công nhân lao động càng cao thì sẽ càng tạo ra được nhiều giá trị sử dụng trong một đơn vị thời gian nhất định. Sức sản xuất của người lao động được quyết định, chi phối bởi nhiều những yếu tố khác nhau như mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, trình độ khéo léo trung bình của công nhân … Bởi vậy, muốn có nhiều của cải, nhiều giá trị sử dụng cần phải coi trọng giáo dục đào tạo, coi trọng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý.

Thứ tư, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay lập tức, sạch trơn theo những cách tiếp cận giáo điều và cứng nhắc như cũ. Nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng phát triển thì càng cho thấy rõ rằng cho tới khi nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng là giải phóng được sức sản xuất và thúc đẩy được lực lượng sản xuất phát triển thì cho tới khi đó, dù không muốn nhưng vẫn còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó trong nền sản xuất.

Thứ sáu, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư [Cập nhật 2022], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.