Bản vẽ kỹ thuật , các ký hiệu trong gia công cơ khí

Khái niệm về bản vẽ cơ khí

Bản vẽ gia công cơ khí là một phương tiện quan trọng trong lĩnh vực gia công; dùng để trình bày và truyền tải thông tin về thiết kế, kích thước, hình dạng, vị trí và các thông số kỹ thuật khác của một sản phẩm cơ khí.

Bản vẽ cơ khí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra.

Trong quá trình thiết kế và sản xuất, việc sử dụng phần mềm thiết kế như AutoCAD giúp kỹ sư cơ khí tạo ra các bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D chính xác, từ đó đảm bảo tính chính xác và tỷ lệ chuẩn trong quá trình sản xuất.

Để nắm bắt và hiểu được bản vẽ thể hiện gì chúng ta cần phải biết các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí.

Bản vẽ kỹ thuật chi tiết máy

Bản vẽ kỹ thuật chi tiết máy

Đường và nét của bản vẽ 2D

Trong bản vẽ 2D cơ khí các đường vẽ chi tiết sản phẩm chiếm vai trò cực kì quan trọng để có thể hình dung hoặc diễn giã đúng thiết kế thực tế của sản phẩm gia công. Dưới đây là các đường cơ bản:

ký hiệu và cấp độ đánh giá độ nhám bề mặt

Các đường vẽ chi tiết sản phẩm

Độ nhám bề mặt

Là một khái niệm trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo, đề cập đến tính chất của bề mặt bên ngoài của vật liệu hoặc sản phẩm. Độ nhám bề mặt xác định mức độ nhẵn và bóng của bề mặt sau khi được gia công hoặc chế tạo. Nó ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng như độ ma sát, chính xác, hiệu suất và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

ký hiệu và cấp độ đánh giá độ nhám bề mặt

Có một số ký hiệu và cấp độ đánh giá độ nhám bề mặt thông thường được sử dụng. Ví dụ:

  • Rz: Đại diện cho sai số trong 5 điểm trên bề mặt thô hoặc bán tinh (ví dụ: tiện, phay…). Đây là một thước đo phổ biến trong việc đánh giá độ nhám.
  • Ra: Đại diện cho độ nhấp nhô trung bình (average) của bề mặt sau khi được gia công bằng các phương pháp mài.

Sai số hình học

Dung sai trong gia công là khoảng biến động cho phép giữa kích thước, hình dạng hoặc vị trí của các chi tiết trong sản phẩm so với các thông số kỹ thuật được xác định trước đó trong quá trình thiết kế.

Miền dung sai được lựa chọn phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự cân đối giữa độ chính xác và khả năng gia công. Ngược lại, nếu miền dung sai quá lỏng lẻo, sản phẩm cuối cùng có thể không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy và hiệu suất của sản phẩm. Dung sai được ký hiệu trong bản vẽ cơ khí như sau:

Bản vẽ kỹ thuật , các ký hiệu trong gia công cơ khí

Ký hiệu dung sai theo quy ước JIS – Nhật Bản

Ngoài ra, để đọc và hiểu được ký hiệu dung sai trong bản vẽ cơ khí chế tạo máy cần chúng ta cần phải hiểu về các loại dung sai:

Loại Đặc Tính Ký Hiệu Đối tượng chọn làm chuẩn Định nghĩa Hình Dạng Dung Sai

Độ Thẳng của đường thẳng

– Tính trên 1 độ dài nào đó và được đo với đơn vị là mm.

Độ thẳng của

mặt thẳng

– Độ phẳng của mặt phẳng là độ lệch lớn nhất giữ 2 điểm trên cùng 1 mặt phẳng. Độ Tròn – Độ lệch tính trên đường tròn với đơn vị đo là mm. Độ Trụ – Độ lệch tính trên mặt trụ với độ dài nhất định.

Độ lệch của

cung tròn

– Độ lệch tính trên 1 dây cung

Độ lệch của

bề mặt

cung trụ tròn

– Độ lệch tính trên bề mặt 1 cung trụ với độ cao nhất định của trụ Dung sai hình dáng

Độ

song song

Có Độ lệch giữa 2 đối tượng là đường thẳng song song hoặc nằm trên quỹ đạo là đường thẳng song song Độ vuông góc Có Độ lệch giữa 2 đường thẳng vuông góc khi so với 2 đường thẳng vuông góc tuyệt đối tưởng tượng. Độ Lệch góc Có Độ lệch về góc Độ lệch cung tròn Có Dùng cho cung tròn khác nhau Độ lệch bề mặt cung Có Dùng cho bề mặt khác nhau Dung sai vị trí Độ lệch vị trí Có & không Độ lêch các vị trí lỗ, tâm lỗ Độ đồng tâm Có Độ tròn của đường tròn Độ đồng trục Có độ đồng tâm của 2 trục hoặc 2 lỗ Độ đối xứng Có Độ lệch giữa 2 mặt đối xứng so với mặt đối xứng thực

Độ lệch của

cung tròn

Có Đo độ lệch về vị trí trên cùng 1 cung tròn

Độ lệch của

bề mặt cung

Có Đo độ lệch về vị trí trên bề mặt cung tròn Dung sai độ đảo bề mặt Độ đảo hướng kinh mặt trụ so với đường tâm Có Độ đảo hướng tâm của một mặt trụ đối với đường tâm danh nghĩa/ đường tâm mặt trụ chuẩn nào đó được đo trên một mặt cắt ngang Độ đảo mặt đầu so với đường tâm Có Độ đảo mặt đầu đối với đường tâm danh nghãi hoặc đường tâm của một mạt trụ chuẩn nào đó được đo trên mặt biên của mặt tròn đầu

Việc áp dụng dung sai hợp lý trong gia công cơ khí là một yếu tố quan trọng để đảm bảo việc sản xuất, gia công diễn ra một cách hiệu quả. Điều này giúp cân bằng giữa độ chính xác và khả năng gia công, từ đó đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy. Vinahardware (VNH) hiểu và áp dụng các ký hiệu dung sai trong bản vẽ cơ khí giúp đảm bảo độ chính xác và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Với việc áp dụng các trang thiết bị hiện đại bậc nhất, Vinahardware (VNH) tự hào đem đến cho quý khách hàng các dịch vụ gia công cơ khí chi tiết, nhanh chóng với giá trành phù hợp.

Tuấn Anh -VNH