Cơm cháy là món ăn vặt hấp dẫn với hương vị đậm đà, ăn giòn rụm ngon miệng. Nhiều người yêu thích cơm cháy nên ăn nó hàng ngày vào các bữa phụ. Vậy cơm cháy bao nhiêu calo? Liệu rằng thói quen ăn cơm cháy thường xuyên có khiến bạn bị tăng cân? Một ngày chỉ nên ăn bao nhiêu cơm cháy là đủ? Những giải đáp dưới đây có thể sẽ làm thay đổi thói quen ăn cơm cháy của bạn đấy.
Cơm cháy bao nhiêu calo?
Cơm cháy làm từ cơm – một loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao. Cơm sau khi nấu chín sẽ được để cho nguội rồi ép thành từng miếng, sấy khô bằng lò. Sau đó chiên cơm trong chảo dầu, cho thêm các nguyên liệu và gia vị như: Nước mắm, chà bông, hành lá, tỏi, ớt, thịt kho quẹt, khô gà…
Bạn đang xem: Cơm cháy bao nhiêu calo? Ăn cơm cháy có béo không?
Thông thường, 100g cơm trắng chứa khoảng 130 calo. Quá trình chế biến cùng dầu mỡ khiến hàm lượng calo trong cơm cháy tăng gấp nhiều lần. Cơm cháy bao nhiêu calo tùy thuộc vào từng loại. Đây là bảng thống kê calo trong một số món cơm cháy phổ biến nhất hiện nay:
Ăn cơm cháy có béo không?
Cơm cháy hoàn toàn có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát nếu thường xuyên ăn nhiều. Để có cảm giác no bụng thì bạn cần ăn khoảng 200g cơm cháy, tương đương nạp vào cơ thể 740 calo đến 1062 calo. Trong khi nhu cầu calo cho một bữa ăn của người trưởng thành chỉ 667 calo. Ăn nhiều cơm cháy sẽ làm dư thừa calo. Nó tích tụ và sản sinh chất béo bám vào các nội tạng, gây tăng cân.
Ăn cơm cháy có tốt không?
Cơm cháy cung cấp năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn và đảm bảo các hoạt động diễn ra trong ngày. Cân bằng được lượng calo nạp vào và tiêu hao sẽ giúp cơ thể duy trì cân nặng ổn định. Ngoài ra, hương vị của cơm cháy rất hấp dẫn. Nó mang tới cảm giác ngon miệng, thư giãn và chống đói. Ăn cơm cháy có thể kích thích tiêu hóa, giảm bớt tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Có quan điểm cho rằng ăn cơm cháy tốt cho người bị bệnh dạ dày. Món ăn này sẽ đảm bảo năng lượng để dạ dày co bóp. Nó cũng hút bớt một phần dịch tiết axit bên trong dạ dày để xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, tác dụng này chưa được khoa học chứng minh. Người mắc bệnh đau dạ dày nên thận trọng khi dùng cơm cháy để tránh những tác hại ngoài ý muốn.
Tác hại khi ăn nhiều cơm cháy
Xem thêm : Ninh Thuận ở đâu, giáp tỉnh nào, có gì hấp dẫn du khách đến vậy?
Cơm cháy chỉ là một món ăn vặt đơn thuần, không phải thực phẩm bổ dưỡng. Ăn một chút cơm cháy mỗi ngày sẽ không gây hại sức khỏe. Nhưng thường xuyên ăn nhiều sẽ gây ra những tác động tiêu cực dưới đây.
Béo phì
Dư thừa calo có thể dẫn tới thừa cân, béo phì. Đây là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều và cục bộ bên trong cơ thể. Nó không chỉ gây tổn hại đến vóc dáng, ảnh hưởng hoạt động hàng ngày mà còn tăng nguy cơ bệnh tật.
Tăng cholesterol có hại
Dầu mỡ trong cơm cháy còn làm gia tăng cholesterol có hại. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
Chướng bụng, đầy hơi
Ăn một lượng nhỏ cơm cháy có thể kích thích tiêu hóa. Nhưng ăn cùng lúc quá nhiều cơm cháy sẽ phản tác dụng. Dầu mỡ, chất phụ gia, chất bảo quản trong cơm cháy gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Nổi mụn trứng cá
Quá trình chiên cơm cháy sử dụng nhiều dầu mỡ, thậm chí là dầu mỡ đã chiên đi chiên lại nhiều lần. Ăn cơm cháy sẽ kích thích da tiết bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông và tích tụ vi khuẩn, chất bẩn gây mụn trứng cá.
Cách ăn cơm cháy đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Vị đậm đà, giòn rụm của cơm cháy rất dễ khiến bạn ăn liên tục không kiểm soát. Để tránh làm tăng quá mức calo và cholesterol, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 100g cơm cháy. Lưu ý không nên ngày nào cũng ăn cơm cháy, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là đủ. Sau khi ăn nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
Xem thêm : Đặt vé xe từ Bến xe Yên Nghĩa đi Kiến An – Hải Phòng 1 hãng xe | Vexere.com
Thời gian ăn cơm cháy tốt nhất là khoảng 10 giờ trưa và trước 16 giờ chiều. Không ăn cơm cháy lúc sáng sớm thức dậy vì nó có thể gây kích ứng dạ dày. Trước khi đi ngủ càng không nên ăn cơm cháy để tránh tích tụ calo và cholesterol. Tăng cường rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin C sẽ thúc đẩy giải phóng chất béo, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa sau khi ăn cơm cháy.
Tập thể dục thể thao là giải pháp hiệu quả để tiêu hao calo nạp vào từ món cơm cháy. Trung bình, chạy bộ 30 phút có thể đốt cháy 300 – 450 calo, nhảy dây 30 phút tiêu hao 300 calo, đạp xe 30 phút giảm 210 calo. Lượng calo tiêu hao tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và cường độ tập luyện của bạn. Bạn dựa vào những thông số này để tập luyện phù hợp với hàm lượng calo cần tiêu hao.
Ăn gì chống đói mà không lo tăng cân?
Không ăn cơm cháy thì ăn gì? Dưới đây là một số món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng, không gây tăng cân mà bạn có thể an tâm thưởng thức.
- Hạt dinh dưỡng: Chứa axit béo, chất xơ, protein thực vật giúp bạn nhanh no nhưng không bị dư thừa năng lượng. Các loại hạt giàu dinh dưỡng có thể kể đến: Óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười, macca, hạt điều, hạt phỉ…
- Trái cây tươi: Cung cấp vitamin, khoáng chất, đường tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh. Chất xơ và vitamin C trong trái cây tươi thúc đẩy đốt cháy chất béo, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa từ đó hỗ trợ giảm cân. Một số trái cây nên ăn trong bữa phụ là: Táo, dâu tây, kiwi, ổi, lê…
- Sữa chua: Chứa lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, kích thích giải phóng mỡ thừa. Theo nghiên cứu, ăn sữa chua không đường mỗi ngày sẽ giảm 22% lượng calo và 81% lượng chất béo trong cơ thể.
- Thực phẩm ăn kiêng giảm cân: Sử dụng bánh, sữa hoặc các thực phẩm khác dành riêng cho người ăn kiêng giảm cân. Chúng giúp bạn giải tỏa cơn đói nhưng không gây tăng cân.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi cơm cháy bao nhiêu calo. Đồng thời, bài viết còn đưa ra những gợi ý giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn tốt hơn cơm cháy khi muốn ăn vặt. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa và đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu. Điều này sẽ hạn chế ăn vặt, tránh tăng cân bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp