Thành phần dinh dưỡng của tôm

3.1. Hàm lượng cholesterol cao

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, “Ăn tôm có tốt không?”, khiến nhiều người lo ngại về hàm lượng cholesterol cao có trong tôm. Các chuyên gia từng cho rằng ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol sẽ gây hại cho tim. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy mức cholesterol trong cơ thể bạn còn tăng bởi chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống.

Hơn nữa, chỉ 1/4 dân số nhạy cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống. Đối với phần còn lại, cholesterol trong chế độ ăn uống có thể chỉ có tác động nhỏ đến mức cholesterol trong máu. Nguyên nhân là do phần lớn cholesterol trong máu sản xuất từ gan của bạn. Khi ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, gan của bạn sẽ sản xuất ít cholesterol hơn.

Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành ăn 300 gram tôm mỗi ngày đã tăng mức cholesterol HDL tốt của họ lên 12% và giảm 13% chất béo trung tính. Đây đều là những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do vậy những người tiêu thụ tôm thường xuyên không hề có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người không ăn chúng. Giá trị dinh dưỡng của tôm rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, vượt trội hơn mối lo ngại về hàm lượng cholesterol cao. Nếu vẫn còn lo lắng thì tốt nhất là bạn nên dùng tôm với số lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe tối đa.

3.2. Nguy cơ dị ứng

Động vật có vỏ, trong đó có tôm, cũng là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng thực phẩm. Tác nhân gây dị ứng trong tôm phổ biến nhất là tropomyosin, một loại protein có trong hải sản, ngoài ra còn có arginine kinase và hemocyanin. Hơn 50% người bị dị ứng với động vật có vỏ chỉ gặp phản ứng lần đầu tiên khi đến tuổi trưởng thành. Nghĩa là nếu trước đây bạn đã từng ăn tôm và hoàn toàn bình thường, nhưng bạn vẫn có nguy cơ bị dị ứng vào một ngày nào đó.