1. Thành phần dinh dưỡng của củ sắn
Sắn là một loại củ có nhiều tinh bột và có hương vị thơm ngon. Nó được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới trên thế giới vì nó có khả năng chịu hạn tốt. Củ sắn có thể được ăn trực tiếp (sau khi nướng, luộc) hoặc xay thành bột làm bánh. Một lưu ý quan trọng là củ sắn cần phải được nấu chín trước khi ăn. Ăn sắn sống có thể bị ngộ độc sắn.
- Tuyển sinh quân sự năm 2023: Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh Học viện Biên phòng
- Nêu các trung tâm công nghiệp quan trọng ở nước ta cùng với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm?
- TOP 10 Gel Bôi Trơn Cho Phụ Nữ Mãn Kinh Hàng Đầu Hiện Nay!!!
- Tin tức
- Giá tiêu hôm nay 14/10: Giá tiêu Ấn Độ tăng trở lại khi sản lượng giảm
100g củ sắn luộc có chứa 112 calo. Sắn cũng cung cấp nhiều carb, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, 100g sắn có 27g carb, 1g chất xơ, chất đạm, chất béo, đường, natri, thiamine, phốt pho, canxi, riboflavin. Củ sắn luộc cũng chứa một lượng nhỏ vi chất sắt, vitamin C và niacin.
Bạn đang xem: Ăn sắn có béo không?
2. Lợi ích sức khỏe của củ sắn
Xem thêm : Giúp giảm cân và 10 công dụng tuyệt vời khác của lá sen ít người biết
Sắn mang lại nhiều lợi ích đối với người sử dụng. Cụ thể là:
- Giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa là sự kết hợp của các dấu hiệu sức khỏe như lượng đường trong máu cao, mức cholesterol cao, vòng bụng lớn,… cho thấy nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Sắn rất giàu flavonoid và chất xơ, giúp bảo vệ cơ thể chống lại hội chứng chuyển hóa và các biến chứng liên quan tới tình trạng này;
- Thúc đẩy chữa lành vết thương: Sắn rất giàu vitamin C – tiền chất thiết yếu của collagen – một thành phần cấu trúc trong các mô da. Tiêu thụ đủ vitamin C từ thực phẩm sẽ thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể;
- Ngăn ngừa suy dinh dưỡng: Sắn đóng vai trò như một biện pháp chống lại tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi. Cây sắn chịu khô hạn và sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, là thực phẩm dự trữ tốt khi các giống cây trồng khác khan hiếm. Từ đó, nó duy trì nguồn lương thực cho các nước đang phát triển;
- Giảm huyết áp: Sắn có hàm lượng kali cao. Kali làm giảm huyết áp, giúp cân bằng lượng natri nạp vào cơ thể (chất làm tăng huyết áp).
3. Ăn sắn có giảm cân không?
Với thành phần dinh dưỡng khá dồi dào thì nhiều người băn khoăn không biết ăn sắn có béo không? Thực tế, sắn là loại thực phẩm có chứa tới 88 – 90% nước, lượng carbohydrate cao và nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Nhiều chị em thêm ăn vào thực đơn giảm cân của mình vì sắn ít tinh bột (chiếm 2%) và giàu chất xơ, phù hợp để giúp giảm cân hiệu quả và giúp no lâu. Carbohydrate trong sắn có tác dụng cân bằng năng lượng, loại bỏ mỡ thừa và cản trở quá trình hấp thụ chất béo vào cơ thể.
Xem thêm : Bằng tốt nghiệp thpt 2023 có xếp loại không? Thời gian lấy bằng tốt nghiệp chính xác
Thông thường, trong 100g sắn luộc chứa 112 calo. Đây là lượng calo vừa đủ để giảm béo, giảm cảm giác đói. Nó cũng cung cấp nguồn chất xơ và tinh bột kháng dồi dào, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột. Chất xơ từ sắn làm giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy cảm giác no. Từ đó, người dùng hạn chế nạp thức ăn khác vào cơ thể, hỗ trợ giảm cân tốt hơn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp