- Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị : đề-xi-mét vuông.
- Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm.
- Đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2.
Ta thấy hình vuông 1dm2 gồm 100 hình vuông 1cm2
Bạn đang xem: Đề-xi-mét vuông, Mét vuông
1dm2 = 100cm2
Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị : mét vuông.
Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
Mét vuông viết tắt là m2.
Ta thấy hình vuông 1m2 gồm 100 hình vuông 1m2.
1m2 = 100dm2
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1dm2 = … cm2 48 dm2 = … cm2 1997dm2 = … cm2
100cm2 = … dm2 2000cm2 = … dm2 9900cm2 = … dm2
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào cách chuyển đổi: 1dm2 = 100cm2
1dm2 = 100cm2 48dm2 = 4800cm2 1997dm2 = 199700cm2
100cm2 = 1dm2 2000cm2 = 20dm2 9900cm2 = 99dm2
Bài 4: Điền dấu >,
210cm2 … 2dm210cm 1954cm2 … 19dm250cm2
6dm23cm2…603cm2 2001cm2…20dm210cm2
Hướng dẫn giải:
- Đổi 2 vế về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả.
+) Ta có: 1dm2 = 100cm2 nên 2dm2= 200cm2.
Do đó: 2dm210cm2 = 2dm2+10cm2 = 200cm2+10cm2 = 210cm2.
Vậy: 210cm2 = 2dm210cm2.
+) Ta có: 1dm2 = 100cm2 nên 19dm2 = 1900cm2.
Do đó: 19dm250cm2 = 19dm2+50cm2 =1900m2+50cm2 = 1950cm2.
Mà: 1954cm2 > 1950cm2
Vậy: 1954cm2 > 19dm250cm2.
+) Ta có: 1dm2 = 100cm2 nên 6dm2 = 600cm2.
Do đó: 6dm23cm2 = 6dm2+3cm2 = 600m2+3cm2 = 603cm2.
Vậy: 6dm23cm2 = 603cm2.
+) Ta có: 1dm2 = 100cm2 nên 20dm2 = 2000cm2.
Do đó: 20dm210cm2 = 20dm2+10cm2 = 2000m2+10cm2 = 2010cm2 .
Mà: 2001cm2
Vậy: 2001cm2
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Hình vuông và hình chữ nhật có diện tích bằng nhau.
b) Diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật không bằng nhau.
Xem thêm : Review top 10 serum rau má trị mụn tốt nhất không nên bỏ qua
c) Hình vuông có diện tích lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
d) Hình chữ nhật có diện tích bé hơn diện tích hình vuông.
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng các công thức :
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng;
Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh
Diện tích hình chữ nhật là :
20×5 = 100(cm2)
100cm2 = 1dm2
Diện tích hình vuông là :
1×1 = 1(dm2)
Vậy diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật.
Vậy ta có kết quả như sau:
a) Đ b) S c) S d) S.
Bài 1: Viết theo mẫu
Đọc
Viết
Chín trăm chín mươi mét vuông
990m2
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
1980m2
8600dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông
Hướng dẫn giải:
- Để đọc (hoặc viết) các số đo diện tích ta đọc (hoặc viết) các số trước sau đó đọc (hoặc viết) kí hiệu của đơn vị đo diện tích.
Đọc
Viết
Chín trăm chín mươi mét vuông
990m2
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông
1980m2
Tám nghìn sáu trăm đề-xi-mét vuông
8600dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông
28911cm2
Xem thêm : Top 9 loại sáp thơm phù hợp nhất với từng không gian nội thất
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1m2 = … dm2 400dm2 = … m2
100dm2 = … m2 2110m2 = … dm2
1m2 = … cm2 15m2 = … cm2
10 000cm2 = … m2 10dm2 = … cm2
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng cách chuyển đổi 1m2 = 100dm2 ; 1dm2 = 100cm2.
1m2 = 100dm2 400dm2 = 4m2
100dm2 = 1m2 2110m2 = 211000dm2
1m2 = 10000cm2 15m2 = 150 000cm2
10000cm2 = 1m2 10dm22cm2 = 1002cm2
Bài 3: Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể?
Hướng dẫn giải:
- Tính diện tích 1 viên gạch hình vuông ta lấy cạnh nhân với cạnh.
- Tính diện tích căn phòng ta lấy diện tích 1 viên gạch nhân với số viên gạch dùng để lát nền căn phòng đó.
- Đổi số đo diện tích vừa tìm được sang đơn vị đo là mét vuông.
Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là :
30×30 = 900(cm2)
Diện tích căn phòng là :
900×200 = 180000(cm2)
180000cm2 = 18m2
Đáp số: 18m2.
Bài 4: Tính diện tích của miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ dưới đây
Hướng dẫn giải:
- Chia miếng bìa đã cho thành các miếng bìa nhỏ dạng hình chữ nhật rồi tính diện tích các hình đó.
- Diện tích miếng bìa bằng tổng diện tích các miếng bìa nhỏ.
Có thể cắt hoặc chia hình đã cho thành các hình chữ nhật như sau :
Hình chữ nhật H1 có chiều rộng bằng chiều rộng của hình chữ nhật H2 và bằng 3cm.
Diện tích hình chữ nhật H1 là :
4×3 = 12(cm2)
Diện tích hình chữ nhật H2 là :
6×3 = 18(cm2)
Chiều rộng của hình chữ nhật H3 là :
5-3 = 2(cm)
Diện tích của hình chữ nhật H3 là:
15×2 = 30(cm2)
Diện tích miếng bìa là:
12+18+30 = 60(cm2)
Đáp số: 60cm2.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp