Hướng dẫn cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Hướng dẫn cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Việt Nam đang ở top đầu các nước có tỷ lệ người dân uống rượu, bia cao nhất thế giới. Riêng các dịp lễ, Tết, tỷ lệ này tăng cao gấp đôi, gấp ba ngày thường. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì đơn vị cồn trong rượu bia được xác định như thế nào?

Hướng dẫn cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia:

Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020.

Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:

330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

– 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);

– Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);

– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);

– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);

– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).

Các mức xử phạt liên quan đến nồng độ cồn theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

STT

Hành vi

Mức phạt (đồng)

Tước GPLX

Người điển khiển xe mô tô, xe gắn máy

1

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

2 – 3 triệu

(điểm c khoản 6 Điều 6)

10 – 12 tháng

2

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4 – 5 Triệu

(Điểm c khoản 7 Điều 6)

16 – 18 tháng

3

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

6 – 8 Triệu

(Điểm e, g khoản 8 Điều 6)

22 -24 tháng

Người điều khiển xe ô tô

1

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

6 – 8 triệu

(Điểm c khoản 6 Điều 5)

10 – 12 tháng

2

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

16 – 18 triệu

(Điểm c khoản 8 Điều 5)

16 – 18 tháng

3

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

30 – 40 triệu

(Điểm a, b khoản 10 Điều 5)

22 – 24 tháng

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

1

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

1 – 2 triệu

(Điểm c khoản 5 Điều 7)

01 – 03 tháng

2

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

6 – 8 triệu

(điểm b khoản 7 Điều 7)

16 – 18 tháng

3

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

16 – 18 triệu

(Điểm a, b khoản 9 Điều 7)

22 – 24 tháng

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ