Bánh Chưng Bao Nhiêu Calo Và Cách Ăn Không Tăng Cân?

Bánh Chưng là một trong những loại bánh truyền thống Việt Nam được nhiều người ưa thích vào dịp Tết. Bánh không chỉ ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên một cái bánh Chưng bao nhiêu calo không phải ai cũng biết? Đặc biệt với những bạn đang trong chế độ giảm cân. Hãy theo dõi bài viết này, bTaskee sẽ giúp bạn biết được bánh Chưng bao nhiêu calo? Cách ăn bánh Chưng không tăng cân.

Bánh chưng là bánh gì?

Đây là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Bánh Chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.

Nguyên liệu làm bánh Chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Bánh Chưng loại bánh truyền thống dân tộc Việt
Bánh Chưng loại bánh truyền thống dân tộc Việt Nam.

Nguồn gốc của bánh Chưng

Theo truyền thống, bánh Chưng được cho là được tạo ra bởi Vua Hùng Vương, người đã đặt ra cuộc thi để tìm người kế vị ngai vàng.

rồng
Con rồng cháu tiên là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam.

Theo truyền thuyết, sự tích bánh Chưng liên quan đến vua Hùng Vương. Ông đã có ba người con trai, nhưng không biết ai sẽ kế vị vị trí ngai vàng của mình. Nhà vua đã quyết định đặt ra một thử thách để kiểm tra khả năng của các con. Ông yêu cầu đưa ra món quà biểu trưng cho tình yêu của họ đối với đất nước.

Hai con trai lớn đã chọn làm bánh dày, một loại bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và gia vị, và bọc trong lá dong. Nhưng con trai út, một người hiền lành và thông minh, đã chọn làm bánh Chưng, với hy vọng rằng đó sẽ là món quà thể hiện tình yêu của mình đối với quê hương.

Sau khi xem xét, ông đã quyết định chọn cả 2 với ý nghĩa bánh dày tượng trưng cho trời và bánh chưng là của đất. Vậy nên từ đó về sau, 2 món ăn này trở thành truyền thống của nhân dân ta.

>> Xem thêm chi tiết: [Khám Phá] Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Ngày Tết Chi Tiết

Thành phần của bánh Chưng

Theo Wikipedia nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh Chưng hoàn chỉnh bao gồm:

Lá để gói

Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương lá gói bánh có thể là lá chít, lá chuối hay thậm chí cả lá bàng.

  • la dong goi banh chung
Lá dong dùng để gói bánh chưng.

Lạt buộc

Bánh Chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Lạc buộc dùng gói bánh
Lạc buộc dùng gói bánh.

Gạo nếp

Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa, gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.

Gạo nếp gói bánh chưng
Lựa chọn gạo nếp to tròn để gói bánh ngon hơn.

Đỗ xanh

Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.

  • dau xanh goi banh chung
Đậu xanh.

Thịt

Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Thịt ba chỉ với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn

  • thit ba chi ngon
Thịt tươi ngon giúp bánh giữ được lâu hơn.

Gia vị các loại

Hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.

Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa.

  • gia vi cac loai
Gia vị làm bánh.

Phụ gia tạo màu

Bánh Chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp.

Một số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn làm bánh Chưng thương mại hóa sử dụng pin đèn cho vào nồi luộc bánh. Một số nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh Chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm bánh Chưng
Nguyên liệu làm bánh Chưng.

>> Tham khảo thêm: Top 99+ Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Ngon Miệng, Dễ Làm

Bánh Chưng bao nhiêu calo?

Bánh Chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. Nhưng bạn có biết lượng calo trong mỗi miếng bánh Chưng, bánh tét là bao nhiêu không?

Bạn có thể tính được bánh Chưng bao nhiêu calo bằng cách tính toán kỹ lượng calo của các nguyên liệu làm lên nó, dựa trên bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế.

calo của bánh chưng
Bánh Chưng có lượng calo khá lớn.

Cứ 100 gam bánh Chưng thường có :

  • Gạo nếp: 344 kcal, 74,5 gam carb 8,6 gam protein 1,5 gam chất béo
  • Đỗ xanh chứa: 328 kcal, 53,1 gam carb, 23,4 gram protein 2,4 gam chất béo
  • Thịt lợn loại ba chỉ( ba rọi) : 260 kcal, 0 gam carb 16,5 gam protein, 21,5 gam chất béo
  • Hạt tiêu xay chứa 231 kcal và muối thì không chứa năng lượng.

Để làm 10 chiếc bánh Chưng, bạn sẽ cần 5 kg gạo nếp cái, 1,5 kg đỗ xanh, 1 kg thịt lợn, do lượng hạt tiêu không đáng kể nên bạn sẽ không tính đến. Như vậy, trong 10 chiếc bánh Chưng chứa khoảng 24.720 kcal. Như vậy, mỗi chiếc bánh Chưng nặng khoảng 750 gam (chưa tính lá dong và lạt) sẽ có 2.472 kcal. Tính được cứ 1 gam bánh Chưng chứa khoảng 3,3 kcal.

Thông thường khi ăn, mọi người sẽ cắt bánh Chưng thành 8 miếng đều nhau, mỗi một miếng sẽ chứa khoảng 309 kcal (trong đó có 56,7 gam carbohydrate, 11,8 gam protein và 4 gam chất béo).

Ăn bánh Chưng có mập không?

Trung bình trong 100g gạo nếp có chứa 344 kcal (1 kcal = 1000 calo). Mỗi chiếc bánh Chưng làm từ khoảng 1,5 đến 2 bát gạo nếp, chưa kể còn có đậu xanh và thịt mỡ. Nếu ăn 1 miếng bánh Chưng nhỏ khoảng 50g bằng 1 lưng bát cơm, nó cung cấp khoảng 150 kcal.

Ngoài ra bánh Chưng rán là một món ăn khá nhiều người yêu thích và bán phục vụ rất nhiều . bánh Chưng rán chứa nhiều chất béo hơn bởi được chế biến trong dầu mỡ, điều này không tốt cho người bị bệnh tim, cao huyết áp. Đặc biệt, những người bị dạ dày không nên ăn nhiều bánh Chưng vì nó sẽ gây đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.

Một miếng bánh Chưng 50g chứa 150 kcal
Một miếng bánh Chưng 50g chứa 150 kcal.

>> Xem thêm: Mâm Cơm Ngày Tết Nên Có Những Món Nào?

Cách ăn bánh Chưng không tăng cân

Không ăn bánh Chưng chiên rán

Bánh chưng chiên
Bánh chưng chiên là món ăn quen thuộc của mọi người.

Bánh Chưng chiên rán không thể phủ nhận rằng chúng có hương vị thơm ngon hơn, hấp dẫn hơn. Tuyn nhiên vào những ngày Tết, đồ ăn thức uống nhiều, lại ăn thêm bánh Chưng rán thường tích tụ rất nhiều chất béo. Ăn nhiều có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và khiến bạn bị tăng cân mất kiểm soát.

Chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa không ăn vào bữa tối

buổi sáng
Nạp đồ ăn vào buổi tối dễ mất kiểm soát lượng calo.

Ăn bánh Chưng vào buổi tối sẽ làm cân nặng bạn tăng mất kiểm soát. Ngoài ra còn khiến bụng đầy hơi, khó tiêu, khó ngủ. Vì vậy, nếu thích món này, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn khoảng 100g bánh, tức miếng cái bánh Chưng.

Không ăn bánh Chưng kèm các món có tinh bột khác

cơm
Cơm cũng là nguồn tinh bột nhiều calo.

Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50g cung cấp khoảng 150kcal, bằng lưng bát cơm. Nếu mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2 – 3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể. Nếu đã ăn bánh Chưng rồi thì bạn không nên ăn thêm các món ăn chứa nhiều tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì.

Vì nếu cơ thể nạp quá nhiều tinh bột trong một bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Nếu không muốn bị tăng cân, bạn nên tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ…

Ăn cùng với các loại rau xanh

Rau xanh chính là thực phẩm ăn kèm bánh Chưng tuyệt vời giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn. Bạn nên ăn bánh chưng cùng chất xơ như dưa món, dưa hành muối chua, trái cây và rau xanh để chuyển hóa chất bột đường được nhanh hơn đồng thời không bị ngán. Một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

rau xanh
Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng

Tuy nhiên, những người có các bệnh lý về cao huyết áp, tim mạch không nên ăn các loại rau, quả muối chua vì đây là thực phẩm chứa hàm lượng muối cao.

Kết hợp tập luyện thể thao

Để giữ được cân nặng ổn định và không bị mập khi ăn bánh Chưng, việc kết hợp tập luyện thể thao là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên về cách kết hợp tập luyện thể thao:

thể dục, thể thao
Kết hợp thể dục, thể thao sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe.
  • Nên lựa chọn một loại thể thao mà bạn thích để giúp bạn tập luyện đều đặn và thường xuyên. Thời gian tập luyện tối thiểu là 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
  • Luyện tập sức mạnh và sức bền bằng cách tham gia các lớp tập thể hình hoặc tập luyện với tạ, dụng cụ tập luyện.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống của mình để không bị mập. Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu đạm và chất xơ.

Ngoài việc tập luyện, bạn cũng cần nghỉ ngơi đủ giấc để giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng nhé.

Câu hỏi thường gặp

Qua bài viết trên, bTaskee hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bánh Chưng bao nhiêu calo và cách ăn không tăng cân? Từ đó bạn có thể yên tâm thưởng thức bánh Chưng trong dịp Tết này. Chúc bạn và gia đình một năm mới vui vẻ và may mắn!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

  • Cách Gói Bánh Chưng Ngày Tết Ngon Đúng Chuẩn Truyền Thống
  • Mách Bạn Cách Bảo Quản Bánh Chưng Tết Không Lo Bị Hư, Mốc
  • 5 Cách Làm Bánh Chưng Chiên (Rán) Giòn Ngon Cho Ngày Tết