Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của các chị em phụ nữ thường dao động từ 21 – 35 ngày, nên sẽ không có gì lạ nếu xảy ra việc 1 tháng có kinh 2 lần. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra nhiều lần, kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Hiểu về chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Ở phụ nữ trưởng thành, một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 21 đến 35 ngày. Với những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì, chu kỳ này có thể sẽ lâu hơn 35 ngày. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể có những sự khác nhau về chu kỳ kinh nguyệt, và chu kỳ của mỗi người có thể thay đổi theo từng tháng. Trong một số tháng, chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra nhanh hơn hoặc muộn hơn so với tháng trước đó. Đôi khi bạn sẽ thấy xảy ra việc 1 tháng có kinh 2 lần.
Bạn đang xem: 1 tháng có kinh 2 lần là bị làm sao?
Nếu chu kỳ trước của bạn bắt đầu vào đầu tháng và cuối tháng lại xảy ra một lần hành kinh nữa, không có gì phải lo lắng cả. Nhưng nếu bạn bị chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt và nghi ngờ mình có lần kinh thứ 2 trong tháng, bạn hãy thử tự mình kiểm tra xem đó là chảy máu do kinh nguyệt hay chảy máu do nguyên nhân khác:
- Nếu bạn đang bị chảy máu do kinh nguyệt, bạn nên thấm máu bằng băng vệ sinh hoặc tampon vài giờ một lần. Máu có thể có màu đỏ sẫm, đỏ, nâu đen hoặc hồng.
- Nếu bạn bị chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, lượng máu sẽ không nhiều và không đủ thấm đầy bằng vệ sinh hay tampon. Máu chảy thường lốm đốm, có màu đỏ sẫm hoặc nâu.
Sau khi xác định được mình đang bị chảy máu do kinh nguyệt hay chảy máu không do hành kinh, bạn nên tìm hiểu những lý do khiến cơ thể có hiện tượng chảy máu để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến 1 tháng có kinh 2 lần
Xem thêm : Vì sao Trung Quốc có một múi giờ dù diện tích lớn thứ 3 thế giới
Hiện tượng chảy máu với số lần nhiều hơn bình thường có thể do chu kỳ kinh nguyệt ngắn, hoặc do một tình trạng sức khỏe gây ra chảy máu âm đạo.
Do chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đột nhiên ngắn hơn bình thường thì có thể là do các nguyên nhân sau đây:
- Tiền mãn kinh: Tiền mãn kinh có thể là nguyên nhân khiến bạn có 2 kì kinh trong 1 tháng. Đây là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh, khi đó có sự thay đổi của các hormon. Thời gian tiền mãn kinh khác nhau ở mỗi người và có thể kéo dài đến 10 năm. Trong giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hoặc dài hơn, hoặc thậm chí là không có kinh hoàn toàn. Thời kỳ mãn kinh bắt đầu sau khi 12 tháng liên tục không có kinh.
- U xơ tử cung: Đây là những khối u phát triển trong tử cung. Chúng thường là khối u lành tính và không phải ung thư, nhưng có thể gây chảy máu âm đạo với lượng nhiều. Các triệu chứng khác của u xơ tử cung bao gồm: Đi tiểu thường xuyên, căng tức ở vùng xương chậu, đau khi quan hệ tình dục…
- Các vấn đề về tuyến giáp: Các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp và suy giáp cũng có thể gây ra hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần, vì chúng gây ảnh hưởng đến nội tiết khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Do trứng (noãn): Do trứng (noãn) không được phóng thích trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Giảm hoặc tăng cân quá mức: Việc thay đổi cân nặng đột ngột trong thời gian ngắn khiến cơ thể có những thay đổi về mặt dinh dưỡng và trao đổi chất, gây ảnh hưởng đến sự sản sinh hormon nội tiết.
- Vấn đề tâm lý: Căng thẳng quá mức.
- Đang sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormon: Các biện pháp tránh thai này có sử dụng các hormon sinh dục như estrogen, progesterone,… Việc bổ sung thêm lượng hormon này có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần.
Nguyên nhân khác dẫn đến 1 tháng có kinh 2 lần
Nếu bạn thường có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì một sự thay đổi trong chu kỳ – chẳng hạn như 1 tháng có kinh 2 lần – có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe bất thường. Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo dễ gây nhầm lẫn với chảy máu do kinh nguyệt, chẳng hạn:
- Mang thai: Có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Chảy máu khi mang thai có thể là bình thường, nhưng bạn nên thông báo với bác sĩ về bất kì lần chảy máu âm đạo nào trong thời gian mang thai.
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Có thể gây tiết dịch và chảy máu âm đạo.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Là một tình trạng nội tiết tố có thể gây ra kinh nguyệt không đều.
- Sảy thai: Có thể gây chảy máu nhiều. Nếu như bạn nghi ngờ mình đang mang thai và chảy máu âm đạo nhiều như lúc hành kinh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu có kinh do tuổi dậy thì, bạn có thể có kinh nguyệt không đều trong vòng 1 – 2 năm đầu, nghĩa là có thể xuất hiện tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần. Nếu bạn là phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành và gia đình có tiền sử u xơ, u nang hoặc mãn kinh sớm, bạn sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự. Dù vậy không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ trải qua những điều này khi có các yếu tố nguy cơ kể trên.
1 tháng có kinh 2 lần có nguy hiểm không?
Xem thêm : Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? – Luật ACC
Mặc dù hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần không phải lúc nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ ngay nếu bạn cảm thấy:
- Đau bụng dưới không biến mất sau khoảng thời gian dài.
- Đau bụng kinh nhiều hơn bình thường.
- Chảy máu kinh nguyệt với lượng nhiều.
- Chảy máu nhỏ giọt, thấm lốm đốm trên băng vệ sinh, xuất hiện giữa các kỳ kinh, dễ bị nhầm lẫn với 1 tháng có kinh 2 lần.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Cách khắc phục 1 tháng có kinh 2 lần
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu âm đạo là do kinh nguyệt hay không. Nếu bỗng nhiên bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, hay bạn chỉ vừa mới bước vào độ tuổi dậy thì và bắt đầu hành kinh thì chưa cần can thiệp gì cả. Nếu lo ngại vấn đề thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung sắt vi lượng. Dưới đây là một số phương pháp để điều trị các nguyên nhân khác gây chảy máu âm đạo:
- Rối loạn tuyến giáp: Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc để điều trị tình trạng rối loạn tuyến giáp cho bạn.
- Thời kỳ tiền mãn kinh: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng liệu pháp hormon và liệu pháp thay thế estrogen cho bạn. Những phương pháp này có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn, giúp chúng ổn định và từ từ biến mất cho đến khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu.
- U xơ và u nang: Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật nếu bạn bị u xơ và u nang.
- Căng thẳng: Để giảm căng thẳng, bạn hãy thử tập thể dục, tập thiền hoặc tham gia liệu pháp trò chuyện.
- Thay đổi cân nặng đột ngột: Cố gắng không giảm cân quá đột ngột, duy trì việc ăn uống một cách cân bằng. Nếu có sự thay đổi cân nặng bất thường không phải do thói quen sinh hoạt, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Đang sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormon: Cân nhắc việc thay đổi bằng biện pháp khác nếu phương pháp hiện tại gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống hiện tại.
Vậy là bạn đã cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu được nguyên nhân và cách điều trị khi gặp tình trạng “1 tháng có kinh 2 lần”. Nhà Thuốc Long Châu luôn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm những tin tức y khoa bổ ích nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp