Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng là thắc mắc của không ít bạn trẻ lẫn các bậc phụ huynh. Bởi xu hướng tự quản lý tài chính hiện nay đang dần được trẻ hóa, nhất là đối với nhiều bạn trẻ có khả năng tự lập sớm.
15 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng?
Chào bạn, theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định chủ thể là cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:
Bạn đang xem: Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng? Điều kiện là gì?
Độ tuổi
Điều kiện
Người từ đủ 18 tuổi trở lên
Được mở tài khoản khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam
Người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi
Được mở tài khoản nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
– Người chưa đủ 15 tuổi
– Người hạn chế năng lực hành vi dân sự
– Người mất năng lực hành vi dân sự
Mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Câu hỏi bạn nêu chưa rõ con bạn hiện đã đủ 15 tuổi hay chưa nên chúng tôi thông tin như sau:
– Nếu cháu đã từ đủ 15 tuổi (tính theo ngày, tháng, năm sinh) thì đã có thể tự mở tài khoản thanh toán.
– Nếu cháu chưa đủ 15 tuổi (tính theo ngày, tháng, năm sinh) có thể mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng? 15 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng trên. Và với quy định trên, thì câu hỏi 15 tuổi có thể mở tài khoản ngân hàng nào cũng đã được giải đáp.
Nếu như con bạn đủ 15 tuổi và không bị mất, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể mở tài khoản thanh toán ở tất cả các ngân hàng trong nước lẫn chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN quy định hồ sơ mở tài khoản thanh toán của cá nhân tùy thuộc từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có quy định và hướng dẫn riêng.
Tuy nhiên gồm tối thiểu các giấy tờ:
– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán (lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản)
– Các giấy tờ tùy thân bao gồm:
+ Thẻ Căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu);
+ Thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán.
Dưới 15 tuổi đã có thể mở tài khoản ngân hàng?
14 tuổi mở tài khoản ngân hàng nào?
Chào bạn, tương tự quy định trên có thể thấy con bạn chưa đủ 15 tuổi tức chưa đủ điều kiện để mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật là cá nhân thì yêu cầu các loại giấy tờ gồm
– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng
– Các giấy tờ tùy thân gồm:
Xem thêm : Rocket 1h uống trước hay sau ăn? Hướng dẫn cách uống Rocket 1h hiệu quả nhất
+ Thẻ CCCD hoặc giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu);
+ Thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán)
– Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật
– Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán.
Như vậy, con chị có thể mở tài khoản ngân hàng nhưng vì chưa đủ 15 tuổi thì việc mở tài khoản phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, thông tin trên cũng đã giải đáp cho các câu hỏi liên quan như dưới 13 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng? 14 tuổi mở tài khoản ngân hàng MB Bank được chưa?
Như vậy trẻ dưới 15 tuổi, dù 14 hay 13 tuổi cũng có thể mở tài khoản ngân hàng thông qua người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
– Là cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Là người giám hộ đối với người được giám hộ.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện nêu trên
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là thông tin về vấn đề bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp