17 tuổi nhảy dây có tăng chiều cao không?

Tại sao cần quan tâm đến tăng chiều cao ở tuổi 17?

Tuổi 17 là thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể. Việc tăng chiều cao ở tuổi này có thể giúp đảm bảo rằng cơ thể phát triển toàn diện, đặc biệt là xương và cơ bắp. Mặc dù 17 tuổi bạn gần như đã kết thúc dậy thì và có tốc độ tăng trưởng chậm lại, thế nhưng khả năng tăng chiều cao vẫn còn nếu được chăm sóc tốt.

Việc theo dõi tốc độ tăng chiều cao ở tuổi 17 giúp bạn dự đoán một số tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn, những người cao quá vượt trội hoặc thấp so với chuẩn có thể là biểu hiện một số vấn đề sức khỏe, cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Chiều cao có thể ảnh hưởng đến các cơ hội về nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội, hoạt động thể chất… nên cần tận dụng tốt thời gian còn khả năng tăng trưởng tự nhiên.

Nhảy dây ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?

Khi nhảy dây, cơ bắp và xương phải chịu một áp lực nhất định. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sức mạnh của các cơ và xương, đặc biệt là ở vùng chân, đùi, hông. Cụ thể, nhảy dây tạo ra áp lực nhẹ trên các mô xương, kích thích quá trình tạo xương. Điều này giúp xương phát triển tốt hơn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.

Nhảy dây giúp giải phóng các cơ khỏi trạng thái đè nén thông thường, từ đó tăng cường cơ bắp, đặc biệt là cơ bắp chân và cơ bắp lưng dưới. Cơ bắp mạnh và linh hoạt sẽ hỗ trợ phát triển xương và cải thiện khả năng cân bằng của cơ thể. Khi bạn nhảy dây, bạn cần giữ thăng bằng và tập trung, ảnh hưởng tích cực đến tác dụng cải thiện linh hoạt của cơ thể.

nhay-day-co-nhieu-tac-dong-tich-cuc-len-co-xuong

Nhảy dây có nhiều tác động tích cực lên cơ xương

17 tuổi nhảy dây có tăng chiều cao không?

Ở tuổi 17, tốc độ tăng chiều cao không còn tối ưu do bạn đã kết thúc dậy thì, chuyển sang giai đoạn cốt hóa xương và cố định chiều cao. Các bạn 17 tuổi nhảy dây có thể được giải phóng cơ bắp, đốt cháy một lượng calo lý tưởng, thúc đẩy sự kéo dài của xương. Tuy nhiên hiệu quả này không quá rõ rệt sở dĩ từ độ tuổi này, bạn chậm cao hơn trước, thậm chí với một số bạn nữ quá trình tăng trưởng có thể đã kết thúc.

Để có kết quả tối ưu về kết quả tăng chiều cao với bài tập nhảy dây, bạn cần kết hợp thêm các hình thức vận động khác, cùng chế độ ăn uống cân đối và đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi. Thêm vào đó, yếu tố sức khỏe cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Nhìn chung, nhảy dây ở tuổi 17 sẽ giúp bạn cải thiện sự cân đối về vóc dáng hơn là tập trung tăng mạnh về chiều cao.

Kỹ thuật nhảy dây tăng chiều cao hiệu quả

Tư thế nhảy dây: Bạn đứng thẳng lưng khi nhảy dây, hai chân có thể đặt cạnh nhau và khi bật nhảy, bạn lưu ý tiếp đất bằng mũi chân. Khuỷu tay của bạn đặt gần hai bên sườn để xử lý tình huống tốt hơn.

Cách cầm dây: Nhảy dây đúng kỹ thuật bao gồm cả cách cầm dây và chuyển động của tay trong suốt quá trình quay dây. Bạn lưu ý luôn đặt ngón tay cái theo chiều cọc của tay cầm, hạn chế cầm dây bên thấp, bên cao. Cổ tay của người tập nên đặt thấp hơn khuỷu tay và dùng cổ tay để xoay dây, tránh quay dây bằng cả cánh tay sẽ khiến bạn nhanh mất sức.

Độ cao khi bật nhảy: Giữ độ cao vừa phải khi bật nhảy dây giúp bạn không bị vấp dây cũng như tiết kiệm sức lực. 3 – 5cm so với mặt sàn là độ cao lý tưởng khi nhảy dây. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không để đầu gối quá cong khi nhảy sẽ khiến mất sức nhanh hơn.

nhay-day-dung-ky-thuat-giup-ban-bao-ve-suc-khoe-xuong-khop

Nhảy dây đúng kỹ thuật giúp bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp

Các bước nhảy dây cơ bản bắt đầu bằng đưa dây ra sau chân, nhẹ nhàng xoay cổ tay để vòng dây hết cỡ về phía trước tạo thành đường vòng cung, đồng thời bật nhảy để dây đi qua chân và vòng ra sau. Các động tác này được lặp lại liên tục trong thời gian nhảy dây. Bạn lưu ý dùng mũi chân để nhảy và tiếp đất, không cúi người khi nhảy, khi vung dây nên đặt tay sát hai bên thân.

Ngoài nhảy dây cơ bản bằng hai chân thì bạn có thể thực hiện các kiểu nhảy dây phức tạp hơn như: Nhảy dây nâng cao gối, nhảy một chân như chạy bộ, nhảy bắt chéo dây, nhảy đưa dây/chân sang hai bên… Tùy vào khả năng luyện tập, tình trạng cơ thể hiện tại mà bạn lựa chọn các kiểu nhảy dây phù hợp.

Lưu ý gì khi nhảy dây để tăng chiều cao ở tuổi 17

Nhảy dây là bài tập đơn giản để hỗ trợ tăng chiều cao, thế nhưng bạn cần đảm bảo các lưu ý sau nhằm giữ sức khỏe xương khớp và an toàn cho cơ thể:

  • Khởi động trước khi nhảy dây để làm ấm cơ thể, giúp tăng cường sự linh hoạt và tránh chấn thương xương khớp, cơ bắp.

  • Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật cầm dây, nhịp độ nhảy, độ cao bật nhảy, cách quay dây…

  • Sử dụng giày có độ đệm tốt để giảm áp lực lên xương khớp, đặc biệt vị trí bàn chân.

  • Chọn bề mặt phẳng và mềm như sàn nhà hoặc thảm tập thể dục, để giảm áp lực lên xương và khớp khi tiếp đất.

  • Tránh nhảy quá cao hoặc quá mạnh, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu tập luyện. Hãy tập thêm để thích nghi tốt, sau đó mới tăng độ khó bài tập nhằm tránh căng cơ và gây chấn thương.

  • Đảm bảo xương và cơ bắp có thời gian phục hồi sau khi tập luyện bằng giấc ngủ đủ thời lượng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

  • Nếu bạn cảm thấy đau hoặc bị thương khi nhảy dây, hãy ngừng tập luyện ngay lập tức và tìm sự chăm sóc y tế nếu cần.

  • Hãy tập thở bằng cơ hoành (cơ bụng) khi nhảy dây, bởi cách thở này giúp phổi được cung cấp nhiều oxy hơn và bạn cũng giữ sức tốt hơn.

  • Sử dụng dây có độ dài phù hợp với chiều cao hiện tại, tham khảo ở mức: 200 – 210 cm với người dưới 1m50, 240 cm với người 1m51 – 1m65, 270 cm với người 1m66 – 1m75, 3m với người trên 1m75.

khoi-dong-la-dieu-kien-bat-buoc-truoc-khi-nhay-day

Khởi động là điều kiện bắt buộc trước khi nhảy dây

Nhảy dây không phù hợp với đối tượng nào?

Mặc dù nhảy dây mang lại nhiều lợi ích cho phát triển xương khớp, thế nhưng có một số đối tượng không phù hợp hình thức vận động này:

  • Người mắc bệnh về tim mạch, hô hấp ví dụ như huyết áp cao, hen suyễn….

  • Người đang có chấn thương, nhất là chấn thương vùng cổ tay và chân.

  • Người có vấn đề về xương khớp như viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra bạn cũng không nên nhảy dây quá mức cho phép để tránh những rủi ro đau khớp, bong gân, chấn thương chân… Trong quá trình nhảy dây, hãy lắng nghe cơ thể và ngừng ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Những cách tăng chiều cao khác ở tuổi 17

Ăn uống khoa học

Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình tăng chiều cao. Ở tuổi 17, khi tốc độ tăng trưởng không còn tối ưu, việc đầu tư cho chế độ ăn uống hằng ngày lại càng phải nghiêm túc và khoa học. Bữa ăn cần đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng chiều cao: Protein, collagen, canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie, kẽm, kali, sắt…

Bạn tăng cường các thực phẩm lành mạnh như: Cá, trứng, thịt gà, rau cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn, sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, đậu và hạt, hạnh nhân… Phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm cũng cần chú ý để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Bạn lưu ý không tập trung vào bất kỳ dưỡng chất nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước để hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể.

dau-tu-dinh-duong-khoa-hoc-voi-cac-thuc-pham-lanh-manh

Đầu tư dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm lành mạnh

Kết hợp các hình thức vận động khác

Ngoài nhảy dây, bạn nên kết hợp với các bài tập khác tốt cho chiều cao như đạp xe, chạy bộ, bơi lội, chơi bóng rổ, cầu lông, tập yoga… Tập luyện đúng cách với cường độ hợp lý giúp tăng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng, đồng thời kéo dài xương tốt hơn, nhất là khi tốc độ tăng chiều cao đã giảm nhiều ở tuổi 17. Tập luyện cũng giúp bạn đốt cháy năng lượng dư thừa, từ đó cải thiện sự cân đối của ngoại hình, vóc dáng cũng thon gọn, cao ráo hơn.

Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng trong quá trình tăng chiều cao ở tuổi 17, vì đây là thời gian mà cơ thể trải qua quá trình phát triển và tái tạo tế bào. Các bạn 17 tuổi nên ngủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm để tăng cường sự phát triển về chiều cao. Hãy cố gắng tạo thói quen đi ngủ trước 11h tối mỗi ngày bởi đây là điều kiện giúp bạn dễ dàng đạt sâu giấc – thời điểm cơ thể tiết nội tiết tố tăng trưởng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày.

Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, hãy thử áp dụng các bí quyết sau để dễ chìm vào giấc ngủ cũng như ngủ ngon và sâu giấc hơn:

  • Đảm bảo phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh, đủ tối, gối và giường êm ái.

  • Tránh sử dụng điện thoại di động, tivi, máy tính ít nhất 1 – 2 giờ trước khi ngủ vì ánh sáng xanh từ màn hình có thể gây trở ngại cho giấc ngủ.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp bạn thư giãn tốt hơn, dễ ngủ hơn.

  • Tránh ăn hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ vì sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

  • Nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách khoảng 20 – 30 phút trước khi ngủ giúp bạn dễ ngủ.

Tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời

Vận động hoặc tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời vừa giúp bạn hoạt động xương khớp, vừa có thời gian phơi nắng để hỗ trợ tổng hợp vitamin D dưới da. Nhờ đó mà cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn, xương được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng trưởng bứt phá. Các bạn trẻ 17 tuổi có thể lựa chọn hoạt động ngoại khóa ngoài trời theo sở thích, vừa rèn luyện sức khỏe vừa tăng cường tương tác xã hội, cải thiện khả năng giao tiếp.

van-dong-ngoai-troi-giup-tang-cuong-suc-khoe-va-thuc-day-tang-truong

Vận động ngoài trời giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng

Duy trì cân nặng ổn định

Giữ cân nặng ổn định đồng nghĩa với việc đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho sự phát triển tối ưu, đặc biệt ở cấu trúc xương. Khi bạn duy trì cân nặng ổn định, bạn có thể tập luyện và tham gia vào các hoạt động thể thao hiệu quả hơn. Vận động thể chất thường xuyên sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng cơ bắp và xương, giúp tăng chiều cao ở tuổi 17.

Cân nặng quá cao hoặc quá thấp có thể tạo áp lực không cần thiết lên xương và khớp. Điều này gây căng thẳng cho xương và ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Ngoài ra, hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Cân nặng không ổn định có thể ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết và làm giảm tốc độ tăng chiều cao.

Lời khuyên để có giữ một cân nặng ổn định chính là bạn cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân đối, điều chỉnh lượng calo nạp vào mỗi ngày. Ở tuổi 17, các bạn nam cần khoảng 2800 calo và nữ cần 2400 calo mỗi ngày. Những bạn có mức độ hoạt động thể chất nặng có thể tăng lên 3100 calo với nam và 2650 calo nếu là nữ. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để bạn kiểm soát calo nạp vào cũng như đốt cháy calo dư thừa.

Cải thiện tư thế

Tư thế thẳng lưng và thả lỏng vai thư giãn là điều cần thiết để giữ xương khớp chắc khỏe, tạo điều kiện phát triển chiều cao. Hãy chú ý đứng/ngồi/đi thẳng lưng, không cúi lưng hoặc gập vai trong mọi tư thế. Các bài tập kéo giãn yoga hoặc pilates và các bài tập tập trung vào giải phóng cơ bắp giúp giữ cột sống dài và cải thiện tư thế.

Nếu bạn phải ngồi nhiều trong ngày (học tập hoặc làm việc trên máy tính), hãy sử dụng bàn ghế hỗ trợ tư thế đúng chuẩn. Khi ngồi, hãy đảm bảo đặt được hoàn toàn bàn chân xuống sàn và lưng thẳng, cơ thể thăng bằng. Tư thế cong lưng có thể tạo áp lực không cần thiết lên cột sống và ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát triển của xương. Hãy cố gắng duy trì tư thế thẳng và tự nhiên.

ngoi-thang-lung-de-bao-ve-cot-song-xuong-khop

Ngồi thẳng lưng để bảo vệ cột sống, xương khớp

Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh

Ở tuổi 17, bạn có thể bị tác động bởi các sản phẩm hoặc thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Nếu muốn cải thiện tốc độ tăng chiều cao ở thời gian này, hãy nhanh chóng điều chỉnh lối sống và đảm bảo yếu tố lành mạnh như:

  • Hạn chế tối đa uống nước ngọt có ga, ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, món ăn quá ngọt hoặc quá mặn, món ăn nhiều dầu mỡ…

  • Không sử dụng chất kích thích bao gồm rượu, bia, thuốc lá… hoặc hạn chế môi trường nhiều khói thuốc.

  • Hạn chế thức khuya, áp dụng các bí quyết cải thiện giấc ngủ để ngủ ngon và sâu giấc hơn.

  • Cải thiện thói quen ngồi một chỗ hoặc lười vận động bằng cách tích cực làm việc nhà, giảm thời gian xem tivi, máy tính, điện thoại…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Ở thời điểm chiều cao không còn tăng trưởng mạnh mẽ nữa, nhưng bạn vẫn có thể cải thiện tốc độ tốt hơn bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chất lượng. Những sản phẩm này có thể bù đắp dinh dưỡng với các chất tham gia vào quá trình xây dựng và kéo dài xương. Nhờ vậy, xương có đủ điều kiện để phát triển hết tiềm năng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao để có hiệu quả tối ưu:

  • Uống đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất, bao gồm liều lượng, cách uống, thời điểm uống…

  • Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ với chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện và ngủ đủ giấc.

  • Lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng, đã được kiểm định an toàn và độ tuổi phù hợp.

  • Kiểm tra thành phần và chắc chắn rằng bạn không bị mẫn cảm với bất kỳ dưỡng chất nào.

  • Kiên trì uống đều đặn, đúng liệu trình (khoảng 3 – 6 tháng) để đảm bảo nhận được hiệu quả như mong muốn.

uong-tpbvsk-uy-tin-chat-luong-de-dam-bao-hieu-qua-tang-toc-chieu-cao

Uống TPBVSK uy tín, chất lượng để đảm bảo hiệu quả tăng tốc chiều cao

Chăm sóc cho chiều cao ở tuổi 17 giúp bạn cải thiện vóc dáng hết tiềm năng, tranh thủ thời gian cuối cùng của quá trình kéo dài xương. Trong các hình thức vận động tốt cho chiều cao thì nhảy dây là một bài tập lý tưởng để các bạn trẻ 17 tuổi cân đối thân hình. Đừng quên áp dụng kỹ thuật nhảy dây đúng cách, kết hợp ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để cao hết tiềm năng nhanh chóng nhé.

  • Tin liên quan: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 14