Mức phạt không gắn biển số, gắn biển số giả năm 2023 (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Mức phạt không gắn biển số, gắn biển số giả năm 2023
Về vấn đề này LawNet giải đáp như sau:
Mức phạt hành vi không gắn biển số xe, gắn biển số giả được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Không gắn biển số bị xử phạt thế nào?
Hành vi không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) bị xử phạt đối với từng loại phương tiện giao thông như sau:
– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự khác: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
– Đối với xe gắn máy và các loại xe tương tự khác: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
Xem thêm : Bảo tàng Áo Dài: Địa chỉ, giờ mở cửa, giá vé và kinh nghiệm đi
– Đối với xe thô sơ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
– Đối với máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
2. Gắn biển số giả bị phạt bao nhiêu tiền?
– Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4 triệu – 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô khi điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
– Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mức phạt tiền từ 8 trăm nghìn – 1 triệu đồng nếu có hành vi gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc);
Theo đó, người điều khiển xe có hành vi sử dụng biển số giả có thể bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng đối với xe ô tô và các loại xe tương tự, cao nhất 1 triệu đồng đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy…
2. Người sử dụng, sản xuất biển số giả có thể bị truy cứu TNHS
Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự, người sử dụng biển số giả hoặc sản xuất biển số giả có thể bị truy cứu TNHS với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội danh này là 7 năm tù, đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu – 50 triệu đồng.
3. Thời hạn cấp đăng ký, biển số xe
Xem thêm : Cách tính bình quân lương thực đầu người [Cập nhập 2023]
Theo Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA, thời hạn cấp đăng ký, biển số xe quy định như sau:
– Cấp lần đầu, cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời và biển số xe tạm thời: Trong ngày.
– Cấp lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe: Không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Cấp lại biển số xe bị mất, biển số xe bị mờ, hỏng: Không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp